top of page

KELLY FARINA TECHNOLOGY: USING TECHNOLOGY WHEN IT MATTERS

[Original English below]

Kelly Farina đã bay hơn 20 năm, ông đã từng là một phi công thi đấu, nay là hướng dẫn viên ở khu vực Alps và là tác giả của cuốn Mastering Paragliding. Website của Kelly: www.austrianarena.com

Có thể bạn là một phi công có tài năng thiên bẩm, tuy nhiên vẫn có những điều bạn không thể làm được. Với các tình huống đòi hỏi tính toán phức tạp, các giác quan của chúng ta rất khó để nhận biết được. Lúc này, công nghệ chắc chắn sẽ giúp chúng ta đưa ra các quyết định quan trọng và chính xác. Sau đây tôi sẽ giới thiệu một số tính năng của các thiết bị bay, và chúng có ích cho chúng ta như thế nào.

Tính năng phát hiện và đánh dấu thermal (Thermal mapping indicator)

Một số thiết bị sử dụng một chấm đen để giúp đánh dấu vị trí có thermal. Khi thermal mạnh tính năng này làm việc rất tốt tuy nhiên nó không thể thay thế phương pháp xác định thermal thông thường được. Khi thermal yếu chấm đen này sẽ không đáng tin cậy nữa.

Tính năng này sẽ có ích nếu phi công bị trượt khỏi lõi thermal, nhưng nó chỉ nên hỗ trợ cho cảm giác của phi công. Chúng ta không nên áp dụng nó trong toàn bộ thời gian bay.


Lực nâng trung bình (Vario averager)

Tính năng này rất có ích. Tôi thường đặt là 16 giây, thời gian để hoàn thành 1 vòng quay 360. Giá trị này sẽ cho tôi biết vòng quay 360 vừa rồi trung bình tôi leo được bao nhiêu mét mỗi giây. Điều này giúp tôi đánh giá được mình đang thực sự lên hay xuống sau mỗi vòng quay, đặc biệt là khi lực nâng yếu hoặc rời rạc.


Vận tốc mặt đất (Groundspeed)

Tính năng này đơn giản cho chúng ta biết tốc độ của chúng ta với mặt đất và không liên quan tới tốc độ bay của dù trong không khí. Khi bay ngược gió hoặc ngang gió tính năng này có thể hỗ trợ quyết định sử dụng speedbar của chúng ta. Tôi thường tăng tốc dù để groundspeed tương đương với trim speed, khoảng 36-37 km/h. Groundspeed cũng cho phép thiết bị của bạn tính được các thông tin quan trọng như vận tốc gió và hướng gió.


Khoảng cách tới đích (Distance to goal)

Đây là một tính năng có ích cho cả các tuyến bay đường trường cả dài và ngắn. Thiết bị sẽ tính và đưa ra khoảng cách của tất cả các turnpoint, thường tính từ bán kính của mỗi waypoint. Sau mỗi đường bay, nhìn thấy con số này giảm đi khiến tôi phấn chấn vô cùng.


Góc lượn cần để tới đích (L/D needed to goal)

Khi đã biết được khoảng cách tới đích còn lại, độ cao của bạn và độ cao của đích, thiết bị có thể tính được góc lượn cần thiết để có thể kết thúc quãng đường.

Nếu đích còn xa, con số này sẽ rất lớn - ví dụ 150:1 - và sẽ giảm dần khi bạn bay cao lên, và lại lớn dần lên sau mỗi đường lượn. Đừng quá chú ý đến nó cho tới khi nó trở thành một con số thực tế.

’Con số thực tế’ phụ thuộc vào việc bạn đang bay xuôi hay ngược gió, do đó nó có thể thay đổi hoàn toàn. Khi không gió, góc lượn thực tế có thể là 8:1, mặc dù nó có thể âm hoặc dương phụ thuộc vào gió và dòng giáng.

Khi bạn bắt đầu bay task, hãy cố gắng giảm con số này xuống càng nhỏ càng tốt trước khi thực hiện đường lượn cuối cùng. Tới đích hơi thừa luôn tốt hơn là thiếu. Càng có nhiều kinh nghiệm bạn sẽ càng học được cách bay nhanh, hiệu quả và tới đích gần hơn.


Góc lượn hiện tại (Current L/D) Đây là tỉ số lượn hiện tại của chúng ta. Khi bay ngược gió hoặc vào dòng giáng con số này sẽ giảm. Thực sự bạn sẽ khá ngạc nhiên khi biết chỉ cần tăng sink rate gấp đôi chúng ta sẽ giảm góc lượn một nửa, 5:1 không đi được xa mấy. Mặt ngược lại khi giảm một nửa sink rate và chúng ta sẽ tăng gấp đôi góc lượn. Điều tương tự xảy ra với tốc độ gió: ngược gió 15km/h và thêm 1m/s sink sẽ làm giảm góc lượn xuống khoảng 2:1.


Đường lượn trước đó (Last transitional glide) Hai thông số tiếp theo khá tương tự, tôi thường cho hiện ở những màn hình khác nhau. Chúng ta nên xem thông số Last transitional glide sau mỗi đường bay, khi đang leo. Thông số này cho chúng ta biết tỷ số lượn thực sự của đường lượn vừa rồi là bao nhiêu. Điều này giúp bạn lên kế hoạch cho đường lượn tiếp theo, nếu bạn bay tới một điểm ở địa hình và điều kiện tương tự. Thông số này cũng giúp bạn tính được bạn cần bao nhiêu độ cao trước khi thực hiện đường lượn cuối cùng.


Đường lượn có thể thực hiện (Glide made good) Đây đơn giản là trung bình của các đường lượn trong cả chuyến bay. Khi chuẩn bị thực hiện đường lượn cuối, thông số này sẽ cho bạn biết mình cần bay chậm lại hay leo cao lên, hay bạn có thể bay tới đích mong muốn.


Góc lượn cần để tới turnpoint tiếp theo (L/D to next turnpoint) Một số thông số trên chỉ có ích khi bạn sắp tới đích. Tuy nhiên, ‘L/D needed to next turnpoint’ là tính năng tôi thường sử dụng để xem mình có nên tiếp tục ở lại vùng nâng này không. Thông tin này sẽ rất quan trọng nếu phải bay ngược gió. Turnpoint càng xa cần góc lượn càng cao. Con số này sẽ thay đổi rất nhanh khi vị trí của bạn thay đổi, ví dụ là khi đang leo lên cao.

Cài đặt thiết bị đúng cách sẽ cần nhiều thời gian và thử nghiệm, nhưng một thiết bị được cài đặt tốt sẽ giúp bạn có chuyến bay tốt hơn, giải phóng trí não để tập trung vào việc hoàn thành task.


[Original English]

KELLY FARINA TECHNOLOGY USING TECHNOLOGY WHEN IT MATTERS


Kelly Farina has been flying for more than 20 years. A former competition pilot and now a guide in the Alps, he is author of Mastering Paragliding. Find him at www.austrianarena.com

No matter how much of a natural a pilot might be there are some things that our natural talents cannot deal with. The more subtle the situation, the harder it is for our inbuilt gyroscope and sensors to register. This is where technology can definitely assist us in making important and correct decisions. What follows are some of the more important features available on instruments, and what they actually mean to us.


Thermal mapping indicator Some instruments use a ‘black dot’ for thermal mapping help. It seems to work well when the climb is strong but this is no substitute for a real mental-mapping technique. When climbs are weak the dot is unreliable.

It can be useful if a pilot really loses the core, but it should just be reinforcing what a pilot feels. It should not be stared at endlessly while chasing it around the sky. ‘Dot-chasing’ is not the way to go.


Vario averager The vario averager is useful. I like to set it at 16 seconds, the time it takes for me to complete a full turn. This value will let me know how many metres per second, average, were gained on the last 360. This can help me understand whether I’m winning or losing the battle when climbing, especially when lift is broken or weak.


Groundspeed This simply tells us how fast we are moving over the ground. It is nothing to do with the speed of the wing through the air. When gliding into-wind or cross-wind it can be beneficial to apply the speed system. I try to accelerate the wing so that my groundspeed resembles something close to our trim (hands-off) airspeed. Roughly 36-37 km/h. This is just a rule of thumb and simple to work out. Groundspeed also enables your device to work out wind speed and wind direction, which is important information.


Distance to goal This is a helpful feature on both long and short XC routes. It simply works out the distance around all turnpoints, usually measured around the radius that is given to each waypoint. It’s very encouraging to see this number go down after every glide.


L/D needed to goal By knowing the distance around all remaining waypoints, your altitude and altitude of the goal-field, the instrument can give you the glide angle needed to glide around all points en route.

If the goal is distant, expect a very large number – eg 150:1 – that will slowly decrease as you climb, only to get depressingly large again on each glide. Don’t pay too much attention to it until it starts to become a realistic number.

‘Realistic’ depends upon whether you are flowing with or fighting against the wind, so this can alter radically. In zero wind expect to make goal with around 8:1, though this is obviously displaced both negatively and positively by wind and sink.

When you first start flying tasks, aim to get this number as small as possible before embarking on your last glide. Arriving too high is always better than landing short. As you gain experience you start to learn how to fly more efficiently and faster and will start to arrive lower.


Current L/D This is our glide ratio through the air. Expect any headwind component to degrade thisvalue, as will sink. It’s actually surprising how fast doubling our sink will half our glide: 5:1 won’t get us very far. On the bright side it also works inversely: half the sink-rate and our glide-ratio is doubled. Expect the same with windspeed: a 15km/h headwind and an extra metre per second of sink can see us glide at around 2:1.


Last transitional glide The next two are similar, though should perhaps be displayed on different screens. Last transitional glide is good to look at after a glide, while climbing. It tells you what your actual glide ratio was on the last glide you made. That can help you plan the next glide, if gliding to a set goal that’s over similar terrain and into similar conditions. It can also help you work out how high you’ll need to be before embarking on your final glide.


Glide made good This is basically the average glide over the flight. When set against your Final Glide, it can warn you that you need to either slow down and climb, or that you’ll make it to where you want to go.


L/D to next turnpoint A lot of this stuff is really only helpful when you wish to glide to the ground at the end of the flight. However, ‘L/D needed to next turnpoint’ is one I often use to see if it’s worth sticking with a climb. This becomes very important to know when there is an into-wind component. The further the turnpoint is, the larger the L/D required. The number changes quickly when something changes with our position, for example when we’re climbing.

Setting up your instrument properly can take time and experimentation, but a well set-up display can enhance your flying, freeing your mind to focus on the task in hand.


bottom of page