Cross Country Magazine Issue 197
Dũng Bim translate
[Original English below]
Dù cho bạn thích bay với một chiếc vario năng lượng mặt trời siêu đơn giản, hay một flight computer đầy công nghệ cao, chọn đúng loại vario sẽ giúp bạn bay tốt hơn. Nhưng có quá nhiều lựa chọn trên thị trường, phải làm sao đây? Bài viết của Stefan Ungemach sẽ hướng dẫn bạn.
PHOTO: MARCUS KING
QUÁ NHIỀU LỰA CHỌN? Chọn bất kỳ một vario nào… Chọn một thiết bị bay đầy đủ tính năng hay một thiết bị chỉ kêu không, tùy thuộc vào bạn muốn đạt được gì với những chuyến bay của mình
Chọn đúng vario không dễ dàng gì. Các phi công mới thường bị hấp dẫn bởi các thiết bị đẹp, nhiều chức năng, nhưng chúng sẽ dễ khiến bạn mất tập trung khi bay. Họ sẽ nhanh chóng nhận ra sở hữu nhiều tính năng không thực sự có ích gì ở trình độ này. Trong khi đó, các phi công XC và thi đấu có thể sử dụng toàn bộ tâm trí và kỹ năng bay để dùng các flight computer, nhưng họ lại né tránh dùng quá nhiều công nghệ.
Ở giữa hai thái cực này là một khoảng rộng của rất nhiều lựa chọn, từ những vario tối giản cho hike and fly cho tới vario to kín cockpit, chưa kể tới điện thoại, máy tính bảng hay các máy đọc sách được tích hợp cảm biến ngoài. Bên cạnh đó, thực tế là “đầy đủ tính năng” không phải lúc nào cũng có nghĩa là “dễ sử dụng”.
Tìm đúng loại vario cho cách bay của bạn có thể khá phực tạp. Hãy để tôi đưa bạn ghé thăm thế giới tuyệt vời của các thiết bị bay nhé.
Vì sao ta sử dụng thiết bị?
Câu hỏi rất hay. Chúng ta đều biết rằng công nghệ không thể thay thế luyện tập và ý thức - và chúng ta đều biết nhiều người đã bay không thiết bị hàng thập kỷ - nhưng một thiết bị có thể giúp bạn bay tốt hơn không? Sau đây là những thông tin mà thiết bị bay có thể cung cấp cho bạn.
Lực nâng và độ cao (Climb Rate and Altitude): Không như các loài chim, con người thiếu một bộ phận cơ thể có thể cảm nhận trực tiếp áp suất không khí, do vậy chúng ta không thể xác định được là mình đang nâng lên hay tụt xuống - ngay cả khi cảm nhận về tốc độ rơi và việc quan sát xung quanh đánh lừa chúng ta là mình có thể cảm nhận được. Do vậy bất cứ thông tin nào liên quan tới lực nâng, tụt và độ cao đều cần một vario có sở hữu cảm biến áp suất (barometer) hoặc gia tốc (accelerometer).
Tốc độ so với mặt đất (Groundspeed): Thông tin quan trọng tiếp theo thiết bị cung cấp được đó là tốc độ của chúng ta so với mặt đất. Chúng ta cần biết gió ảnh hưởng thế nào tới tuyến đường bay, và chúng ta muốn hạ ngược gió. Mặc dù việc tính hướng gió là một môn khoa học riêng, nhưng biết tốc độ so với mặt đất cho phép chúng ta có thể tự thực hiện một vài tính toán cơ bản. Đây là mục đích chính của việc sử dụng GPS của các phi công diều lượn và dù lượn.
Hướng gió (Wind Direction): Bằng cách bay một vòng tròn, bạn có thể tự so sánh tốc độ so với mặt đất ở các hướng khác nhau và tính toán được gió. Tuy vậy, mũi tên chỉ hướng gió ở các vario có thể tính và hiển thị sẵn điều này cho bạn và bạn có thể tập trung vào các việc khác.
Góc lượn (Glide Ratio): Hiệu suất của chuyến bay thể hiện ở chỗ bay được quãng đường càng xa càng tốt với độ cao mất càng ít càng tốt. Thông tin này được tính với độ cao và tốc độ với mặt đất trong các đường lượn. Thông số chỉ góc lượn (Current L.D.) sẽ làm điều này cho bạn.
Airspace: Nếu bạn bay gần airspace, bạn cần phải có cảnh báo trước khi gặp vấn đề. Bản chất tự nhiên của dù lượn không thể cứ quay đầu và bay đi được (nếu như bạn muốn bay trong vùng nâng), bạn nên lập tuyến bay sớm đủ để tránh các khu vực airspace. Bản đồ trên các vario do vậy rất hữu ích, góc nhìn dọc cũng vậy.
Vario có thể giúp gì bạn?
Dẫn đường (Navigation): Khi bay đường trường bạn sẽ phải tìm đường. Tức là, phải bay theo một tuyến bay định trước, xác định vị trí của mình trong một khoảng không gian xa lạ, đối đầu với các thể loại gió thung lũng khác nhau, hoặc đơn giản là các thông tin khi tìm chỗ hạ cánh. Những việc này cần một bản đồ địa hình - và chúng ta cũng muốn bản đồ ấy khi bay phải càng dễ sử dụng càng tốt. Hãy nhớ rằng các bản đồ địa hình khi hiển thị luôn tệ hơn so với những gì bạn thấy bằng mắt thường từ trên cao.
Dẫn đường qua các airspace (Airspace Navigation): Bên cạnh thông tin về vị trí của bạn so với mặt đất, bạn cũng cần biết bạn ở đâu so với airspace, cả về chiều cao và khoảng cách. Có một bản đồ airspace cập nhật được vị trí của bạn khi di chuyển sẽ có ích.
Tối ưu chuyến bay (Flight Optimisation): Với việc khoảng cách bay được sử dụng để so sánh, bạn cũng có thể nghĩ tới việc sử dụng tính năng tính toán và hỗ trợ FAI/OLC (online contest), để có thể tối ưu chuyến bay cho các chuyến bay xác định khoảng cách hoặc cho các giải XC online.
Phân thích thermal (Thermal Analysis): Mục đích chính của bạn là bay lâu và xa nhất có thể, bạn cũng sẽ cần sử dụng những vùng nâng tốt nhất. Tí năng phân tích và hỗ trợ thermal của vario sẽ giúp bạn trong những điều kiện yếu.
Thi đấu (Competition): Càng tiến sâu vào con đường XC, bạn sẽ đến đoạn tham gia các giải thi đấu, nơi mà các tính năng dành cho thi đấu là bắt buộc. Cài đặt task thi đấu với khả năng đặt waypoint với bán kính tùy chọn, giờ bắt đầu và kết thúc, cũng như ghi lại chuyến bay của bạn.
Lưu lượng giao thông (Air Traffic): Tính năng mới nhất của các thiết bị bay hiện đại là hỗ trợ giao thông. Các công nghệ hạn chế va chạm (FLARM) giúp chúng ta có thể được nhìn thấy bởi các thiết bị bay khác, và mạng ngang hàng (FANET) sẽ hỗ trợ việc bay đồng đội.
CHI TIẾT Phần mềm không phải là tất cả. Thiết kế của thiết bị và cách bạn sử dụng chúng mới là quan trọng. Hãy tìm những thiết bị có nút bấm dùng găng tay được, có vỏ chắc chắc, màn hình có thể tùy biến, âm thanh bạn yêu thích, và hỗ trợ kết nối để bạn có thể lấy thông tin ra cũng như nhập dữ liệu vào dễ dàng.
Các vario khác gì nhau?
Một thiết bị chỉ cần thể hiện lực nâng và độ cao là có thể gọi là vario. Từ đó, chúng ta có thể đặt tên cho các thiết bị như:
• GPS varios (vario có GPS để thể hiện tốc độ, bao gồm cả tính toán thông tin về gió và góc lượn)
• Smart varios (vario thông minh có chức năng dẫn đường và hiện thị airspace)
• Flight computers (các máy tính bay, sở hữu các tính năng liên quan tới hiệu suất như OLC, thi đấu)
Để cho dễ, chúng ta sẽ theo quy ước của môn chơi và gọi chung những thiết bị này là “vario”.
Bạn nên tìm kiếm điều gì ở một vario
Lựa chọn một vario không nên chỉ dựa vào các tính năng và so sánh chúng. Bạn cũng nên xem xét đến khả năng sử dụng của chúng. Sau đây là những điều cần xem xét nếu như bạn không muốn thiết bị bay của bạn trở thành một gánh nặng hay thậm chí là một điều phiền toái khi bay.
Kết cấu: Một chiếc vario sẽ phải bền. Cho dù là gắn trên cockpit hay front container (hoặc gắn lên riser), chúng sẽ bị rung lắc và va quệt. Vario nên có một vỏ ngoài bền bỉ, không có các cảm biến hay ăng ten thò ra ngoài quá nhiều, với một màn hình đặt thấp xuống (hoặc ít nhất có một lớp bảo vệ). Với màn hình đặt thấp xuống, các cạnh vát tốt hơn là thẳng đứng, vì bóng của chúng có thể che màn hình.
Lắp đặt: Hầu hết các vario hiện nay sử dụng velcro để dán thay vì vít. Điều này làm việc sử dụng đai đùi hơi nguy hiểm một chút: nếu dây speedbar vướng vào đây khi cất cánh, vario kiểu cũ thì dễ tháo ra hơn. Tóm lại là: nếu bạn không giữ cố định được vario, hãy để chúng xa chân.
Các nút bấm: Vario được sử dụng với găng tay. Do vậy các nút bấm lớn với áp lực rõ ràng là tốt hơn, sẽ rất khó để dùng một nút bấm phẳng với găng mềm. Màn hình cảm ứng là một vấn đề chúng ta sẽ bàn tới sau.
Màn hình: Giao diện quan trọng nhất là màn hình. Kể cả màn LCD đơn sắc cũng bị phản chiếu dưới ánh sáng mặt trời: dán thêm một lớp chống phản quang nếu bạn có thể. Màn hình màu cần nhiều năng lượng hơn, và chỉ một số hoạt động tốt dưới ánh nắng. Và bạn cũng sẽ phải trả giá: không chỉ bằng tiền mà còn bằng trọng lượng pin đáng kể.
Pin: Trong khi một số mẫu cũ có thể thay pin được, các vario đời mới thường sử dụng pin LiPo không thay thế nhưng sạc được, và không gặp vấn đề với bộ nhớ (không bị mất bộ nhớ khi tháo pin - Dũng Bim). Điểm yếu của chúng là cổng kết nối: micro USB là phổ biến nhất nhưng lại dễ hỏng nhất. Các chuẩn kết nối khác thì tốt hơn, nhưng cũng cần phải cẩn thận khi sử dụng.
Phát hiện cất cánh: Nhiều phi công đánh giá thấp tầm quan trọng của tính năng phát hiện cất/hạ cánh. Một vài mẫu yêu cầu bạn phải bấm nút để xác định kết thúc bay, điều này có thể gây vấn đề với những chuyến bay ngắn. Ví dụ khi towing hoặc top landing trên bãi cất.
Kết nối với máy tính: Hãy tìm những vario có chế độ Mass Storage Mode. Điều này nghĩa là vario hoạt động như một chiếc USB khi kết nối với máy tính. Điều này sẽ khiến việc lấy/nhập tracklog, airspace, waypoint trở nên dễ dàng hơn, nhất là khi bạn sử dụng máy Mac, Linux hoặc điện thoại. Nếu không thì bạn sẽ cần những phần mềm chuyên dụng, mà có thể không có trên hệ điều hành của bạn, và cũng là một sự phức tạp nữa.
Trong khi bay: Hãy nghĩ về những việc bạn sẽ thực hiện khi bay. Bạn có thể chọn một waypoint trực tiếp không, chúng có được sắp xếp theo khoảng cách không? Bạn có thể thay đổi âm lượng hoặc đổi trang với một nút bấm? Bạn sẽ không muốn phải thao tác thiết bị quá nhiều cho những chức năng đơn giản trong khi đang bay xóc lòi mắt ra!
Với tất cả những điều trên, vấn đề chính của thiết bị bay là chúng cần sự tập trung - còn về năng lượng thì chúng ta muốn giảm thiểu. Làm sao để chúng ta đạt được điều đó?
CÔNG THÁI HỌC Trên cockpit, mắt bạn sẽ di chuyển từ đường chân trời phía xa tới vario trong khoảnh khắc. Bạn cần thu thập được thông tin cần thiết ngay lập tức, nếu không bạn sẽ mất thời gian và sự tập trung - và đôi khi điều này là quan trọng. Dành thời gian để cài đặt thiết bị của bạn sao cho những thông tin quan trọng nhất hiển thị rõ ràng nhất, sẽ có hiệu quả lập tức trong những chuyến bay.
(Photo: Marcus King)
Công thái học
Công thái học là sự hiệu quả của môi trường làm việc - trong trường hợp này là đai và cockpit của chúng ta. Cơ bản là một thiết bị bay sẽ cung cấp thêm các thông tin, nhưng đổi lại chúng làm mất tập trung. Điều này có thể là những âm báo sai, hoặc những thông tin lộn xộn, tất cả đều làm tốn năng lượng trí óc - điều này rất quý giá vì bay dù là một bài tập tinh thần đòi hỏi rất nhiều trí óc.
Vậy hãy để tôi giải thích các chúng ta xử lý các thông tin. Nếu bạn lái xe, bạn sẽ tập trung vào giữa đường đi và bảng táp lô (bảng hiển thị thông tin, tay lái, cần số). Trên trời cũng vậy, nhưng khó hơn: bạn phải quan sát rộng hơn nhiều. Trong khi người lái xe chỉ nhìn tới một vài trăm mét phía trước, một phi công sẽ phải quan sát mây ở chân trời, các dấu hiệu báo thermal xung quanh, các dấu hiệu thông báo gió trên mặt đất và dấu hiệu của các phương tiện bay khác xung quanh.
BẢNG TÍNH NĂNG THIẾT BỊ BAY Bạn muốn sử dụng thiết bị để làm gì, và chúng có khả năng gì? Vario cơ bản cho biết lực nâng, độ cao, tốc độ và hướng gió. Phi công XC thì cần bản đồ, thứ sẽ dùng nhiều sự tập trung hơn.
*Bạn có thể hiểu nó ngay mà không cần phải quan sát thêm không?
**Bạn có thường tìm kiếm thông tin này khi bay không?
Với đôi mắt thì ta phải di chuyển một khoảng rộng hơn, nhìn xa hơn, rồi nhìn gần lại.
Không may là viễn thị lại là trạng thái nghỉ ngơi của mắt (lý do vì sao khi già đi mọi người đều bị viễn thị). Nói cách khác, mỗi lần nhìn vario tốn năng lượng hơn nhìn táp lô ô tô vì bạn phải chuyển từ nhìn mây ở xa, cho tới nhìn - và phân tích - vario ở ngay bụng. (Cũng phải nhớ rằng bảng điện tử ở ô tô đã phát triển qua nhiều thế kỷ, còn vario của chúng ta thì vẫn đang trong quá trình tối ưu.)
Các loại thông tin chúng ta cần thu thập, bao gồm:
• Thông tin trực quan (như lực nâng, sử dụng âm thanh báo)
• Thông tin đơn (như độ cao hay tốc độ, thể hiện bằng con số)
• Thông tin liên kết (như các thành phần trên bản đồ liên quan tới địa hình).
Các thông tin liên kết khiến bạn phải nhìn qua lại giữa thiết bị và địa hình. Điều này khiến mắt bạn phải hoạt động vất vả hơn vì mắt bạn còn phải nhìn các thông tin khác nữa. Đó là lý do vì sao một thiết bị riêng để hiển thị bản đồ sẽ giúp mọi chuyện dễ dàng hơn.
Màn hình cảm ứng lại tạo thêm vấn đề. Giờ thì bạn không chỉ nhìn gần, mà lại còn phải nhìn lâu nữa. Khi di chuyển ngón tay khi bay cũng sẽ che đi các thông tin bạn muốn dùng. Mặt khác thì một vài việc nếu sử dụng màn hình cảm ứng sẽ hiệu quả: trực tiếp thay đổi thông số; xem thông tin về airspace; hoặc dẫn đường thẳng tới một điểm trên bản đồ.
HÃY LỰA CHỌN Bên trái là một chiếc Flymaster Live đầy đủ tính năng, có thể làm mọi thứ bạn cần, kể cả livetracking. Bên phải là một chiếc điện thoại sử dụng phần mềm FlySkyHy với chiếc XC Tracer nhỏ là vario cho biết thông tin về độ cao được kết nối với điện thoại qua Bluetooth. Cả Flymaster Live và điện thoại/XC Tracer đều cung cấp cho bạn lượng thông tin giống nhau. Giờ là lúc sở thích lên tiếng thôi.
Tùy chỉnh màn hình vario
Tất cả những điều trên có nghĩa là bạn cần thông tin trên màn hình vario càng rõ ràng càng tốt, giúp bạn có thể nắm thông tin nhanh chóng. Sau đây là hướng dẫn để tùy chỉnh màn hình vario cho dễ nhìn:
• Các thông tin chính như độ cao, tốc độ, góc lượn nên hiển thị bằng chữ số lớn
• Bổ sung thêm các thông tin trực quan như mũi tên chỉ hướng gió, hoặc một chấm trên la bàn. Những thành phần này giúp đơn giản hóa nhiều thông tin và giúp bạn nắm thông tin nhanh chóng. Ví dụ tính năng Magic Ball của Flymaster chỉ ra nơi có vùng nâng mạnh nhất, giúp bạn xác định hướng đi ngay lập tức; nó không thể hiện toàn bộ các vùng nâng khác nhau mà bạn đã bay qua.
• Các thông tin thứ cấp có thể phân biệt dễ dàng như thời gian bay, độ cao so với mặt đất (AGL), OLC, và thông tin về độ cao khác hiển thị bằng chữ số nhỏ hơn
• Sắp xếp chúng theo một cách quen thuộc và logic, ví dụ như “Basic-T”. Basic-T là bố cục thiết bị chuẩn cho máy bay. Tốc độ bay luôn luôn ở góc trên bên trái, độ cao ở góc trên bên phải, lực nâng ở góc dưới bên phải, hướng bay ở giữa, cho mọi phương tiện bay. Bạn luôn luôn đưa những thông tin quan trọng nhất ở phái trên bên trái. Với vario dù lượn, một bố cục chuẩn tương tự là: lực nâng bên trái, độ cao ở giữa, tốc độ bên phải. Nguyên tắc là luôn đặt dữ liệu theo một mẫu chuẩn.
• Chọn càng ít yếu tố nhanh thay đổi càng tốt, để tránh màn hình làm việc liên tục với những lực nâng chưa được lọc chẳng hạn
• Tạo vùng giáp ranh rõ ràng giữa thông tin đơn và thông tin liên kết (đừng kết hợp giữa bản đồ và dữ liệu). Nếu bạn nhìn vào bố cục chuẩn của các thiết bị bay sử dụng hướng dẫn trên, bạn sẽ tìm thấy một số thiết bị làm quen rất nhanh chóng, trong khi một số mặc dù đáp ứng đủ cả nhưng chúng phức tạp và cần thời gian để làm quen.
Hiện tại, Naviter Oudie, Digifly, Skytraxx 3.0, Flymaster, MipFly và SysEvolution là những vario cho phép tùy chỉnh toàn bộ màn hình. Các phần mềm phổ biến cũng vậy (XCTrack, XCSoar/ TopHat, LK8000). Với những thiết bị trên thì hướng dẫn trên có thể được tóm tắt lại:
• Đừng nhồi quá nhiều thông tin vào màn hình ban đầu
• Sử dụng các trường dữ liệu và phông chữ lớn
• Chuyển bản đồ sang trang riêng
• Giữ vị trí của những thông tin quan trọng trong toàn bộ các trang, để chỉ dẫn cho mắt.
Điện thoại và phần mềm
Các vario GPS đơn giản nhất cũng có cảm biến tốt và âm báo. Điện thoại thông minh thì có màn hình tốt, nhiều năng lượng tính toán không sử dụng, phần mềm miễn phí - và phần lớn phi công đều có một cái. Bên cạnh đó có những cách thông minh để gắn điện thoại vào riser. GPS của điện thoại đủ để dự phòng, và một vài vario chia sẻ cảm biến với điện thoại. Vậy tại sao không kết hợp chúng lại nếu bạn cần thêm tính năng?
Điều này có thể thực hiện được, nhưng hãy coi chừng các nhược điểm: màn hình sẽ hạn chế hơn dưới ánh nắng, pin không dùng được lâu, chúng kém bền hơn và không rẻ như bạn nghĩ - bạn sẽ phát hiện ra khi chúng bị hỏng và bạn cần mua mới. Hãy dùng điện thoại để bổ sung, chứ đừng thay thế cho vario. Bạn có thể dễ dàng thêm điện thoại vào bộ thiết bị của mình sử dụng mount của xe đạp leo núi.
CÁC VỊ TRÍ ĐẶT DỮ LIỆU Một màn hình màu được tùy chỉnh toàn bộ. Khi thiết kế các trang hãy giữ lại những thông tin bạn hay xem nhất, ví dụ độ cao và tốc độ, ở cùng vị trí ở mỗi trang. Bằng cách này bạn sẽ cần ít thời gian hơn để tìm kiếm thông tin bạn cần khi di chuyển giữa các trang.
Những ai thì cần vario?
Tất nhiên là mua một thiết bị mà không cân nhắc tới mục đích và kỹ năng của bạn thì không hợp lý lắm. Tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý (nhưng hãy cởi mở và xem nhiều thương hiệu và các loại vario khác nhé):
Phi công mới: là một phi công mới bạn không nên tập trung vào thiết bị bay. Hãy đảm bảo là thiết bị có các chức năng cơ bản (chức năng vario, tốc độ, gió), bạn có một vài trường dữ liệu lớn, dễ nhìn, bạn thích âm báo (một vài âm báo khá khó chịu), và bạn có thể đọc được nó nhanh chóng. Hãy tìm những loại dễ sử dụng và có thể nâng cấp khi kỹ năng của bạn tăng lên.
Phi công bay đường trường: khi bắt đầu bay XC bạn sẽ cần hỗ trợ dẫn đường và airspace. Cả 2 đều yêu cầu thêm bản đồ động (điện thoại hoặc máy đọc sách) bên cạnh vario của bạn, hoặc mua một vario hiện đại hơn là được. Nếu bạn vẫn muốn dễ sử dụng và không cần hiệu suất cao, hãy tránh xa những thiết bị quá hiện đại.
Phi công đam mê khoa học: Nếu bạn đam mê khoa học, ví dụ thích tinh chỉnh cockpit và không sợ các lý thuyết về đường cong cực, McCready hay IAS/TAS, hãy tìm những thiết bị nhiều tính năng nhất, có nhiều tùy biến nhất. Những thiết bị này có chất lượng tốt, hỗ trợ thêm cảm biến và có thể tùy chỉnh thoải mái. Tuy vậy số lượng tùy chọn và khả năng tùy chỉnh có thể làm các phi công choáng váng.
Phi công thi đấu: Thi đấu cần những tính năng chuyên dụng. Một là task thi đấu, bao gồm các start gate, goal và tối ưu hóa khi bay. Các thứ khác như là hiệu suất bay, mặc dù ở đây thì kinh nghiệm thường thắng công nghệ. Cũng giống như XC, nhiều phương án thì tốt hơn: một thiết bị hoặc phần mềm khác (tôi khuyên là dùng XCTrack) sẽ bổ sung và dự phòng tốt. Các thiết bị chuyên dùng cho thi đấu là tối ưu nhất.
Phi công adventure: Cho dù là bạn đi du lịch, bay vol-bivouac hay nghiêm túc với hike-and-fly, bạn sẽ tìm kiếm sự cần bằng giữa tối ưu hóa (cả về cân nặng và sự phức tạp) và hỗ trợ. Bản đồ offline và airspace toàn cầu, trong một thiết bị nhỏ nhưng bền bỉ là điều bạn cần. Khả năng gắn trên riser cũng cần thiết cho các phi công bay đôi.
Tối giản: Những người tối giản tập trung vào thiết bị có trọng lượng và kích cỡ nhỏ, chỉ dùng để thay thế cho giác quan của con người trong thermal và không cần những thứ khác. Có rất nhiều các mini-vario cho mục đích này, nhiều cái dùng năng lượng mặt trời. Nhưng hãy cẩn thận vì bạn đã hạn chế mình tiếp cận với những thông tin thực sự cơ bản.
Thợ mày mò: Có thể biến mọi thứ thành một thiết bị bay bằng cách thêm cảm biến và âm thanh cho máy đọc sách, kết nối cảm biến không dây tới máy tính bảng hoặc thử hàng chục phần mềm dù lượn trên điện thoại. Trong nhiều trường hợp thì việc này cũng giúp giá thành rẻ - nhưng phải có lý do mà các kỹ sư phát triển ra các thiết bị chuyên dụng, xem xét khả năng sử dụng, chất lượng cảm biến cũng như độ bền. Hãy hỏi bản thân bạn muốn gì: danh tiếng cho sự sáng tạo nghiên cứu, hay sự ổn định và tin cậy của thiết bị để tập trung vào việc bay lượn?
Tin tốt: Tìm một thiết bị đầy đủ chức năng chưa bao giờ dễ dàng hơn bây giờ. Càng ngày càng nhiều thiết bị hoạt động tốt với việc sử dụng đơn giản, nhưng lại có đủ tính năng để làm được những việc phức tạp.
CÁC LỚP THÔNG TIN Ba ảnh trên cùng là những gì phi công nhìn thấy và những gì mà một bản đồ 3D với airspace thể hiện ở cùng một góc nhìn; cùng với thông tin đặt trên góc nhìn thực tế. Lưu ý rằng màn hình của bạn không hiển thị các phi công khác, khi bay nhớ quan sát!
Một bản đồ đen trắng lớn với bản đồ địa hình 3D, cùng với một bản đồ ngang, và các dữ liệu chuyến bay được hiển thị bằng chữ số lớn ở bên phải. Khi bay bạn sẽ nhìn các chữ số lớn nhanh và thường xuyên, trong khi bản đồ sẽ cần sự tập trung lâu hơn nhưng bạn sẽ nhìn ít hơn.
Và cuối cùng là ví dụ của màn hình hiển thị HUD (head-up display) của tương lai cho thấy airspace và các dữ liệu bay khác.
Nhiều sự lựa chọn
Sự phát triển của công nghệ và công thái học trong thập kỷ vừa qua là rất lớn. Số lượng thiết bị tốt để lựa chọn là nhiều, và nghiên cứu về tính năng của thiết bị sẽ giúp bạn có thêm những mục tiêu khác.
Ở phía bên kia của cockpit thì lại khác: vario đắt nhất không giúp bạn trở thành một siêu phi công - nhưng nó có thể giúp bạn trở thành một phi công giỏi hơn! Hãy dùng vario để hỗ trợ, chứ đừng thay thế cho kỹ năng đọc thời tiết, quan sát môi trường xung quanh và lắng nghe bản năng của bạn. Kể cả thiết bị tốt nhất cũng không giúp bạn trong việc đọc bản đồ ICAO hay đưa ra lựa chọn đúng.
Tóm lại là: hãy tận hưởng các lựa chọn và have fun!
[Original English]
STEFAN UNGEMACH: HOW TO CHOOSE THE RIGHT VARIO FOR YOU
Cross Country Magazine Issue 197
Whether you prefer to fly with the simplest solar-powered vario or a high-tech flight computer, choosing the right technology can help improve your flying. But how to choose from all the choice out there? Stefan Ungemach presses the On button...
PHOTO: MARCUS KING
TECHNOLOGY OVERLOAD? Pick a vario, any vario... Whether you choose a full-spec flight instrument or a low-tech beeper will depend a lot on what you want to achieve in your flying
Finding the right vario is not easy. Beginners are often tempted by all the sexy, technical stuff, but can then get confused or distracted by it all in flight. They quickly discover that having lots of features doesn’t really help them at the stage they are at. Meanwhile, XC and comp pilots can have all the head-space and flying skills to use tactical flight computers, but instead shy away from geeky technology.
Between the two extremes is a wide range of off-the-shelf options, from minimalist hike-and-fly varios up to full flight-decks, not to mention smartphones, tablets or modified ebook readers with external sensors. Then there is the fact that “fully-featured” does also not always mean “easy to use” or “intuitive”.
Finding your way to the right vario for the type of flying you like to do can be confusing. Let me walk you through the wonderful world of free-flight instruments.
Why use instruments?
Good question. We know that technology cannot replace training and awareness – and we all know cracks who have flown without them for decades – but could an instrument improve your flying? Here’s what instruments can tell you:
Climb Rate and Altitude: Unlike birds we lack a natural organ to feel air pressure directly, so we cannot determine if we are going up or down – even if the feeling of vertical acceleration and the unconscious look to the surrounding environment fool us into believing we can. So any and all information about climb, sink or altitude requires a vario with a barometer or accelerometer inside.
Groundspeed: The other crucial piece of information instruments give us is groundspeed. We want to know how wind affects our course, and we want to land into wind. Although direct wind measurement is a science of its own, knowing our groundspeed allows us to do some basic maths ourselves. This is the main purpose of a GPS for paraglider and hang glider pilots.
Wind Direction: By flying a circle you can compare your groundspeed in the various directions and calculate the wind. However, the wind indicator of a “smart vario” calculates this for you and displays it so that you can focus on other things.
Glide Ratio: The performance of a flight means flying as far as possible with the least possible height loss. This means running calculations with altitude and groundspeed on transition glides. A glide ratio indicator (Current L.D.) does this for you.
Airspace: If you fly close to airspace you need to be given at least some warning before you run into trouble. Due to the nature of a paraglider, which can’t just turn around and fly away (at least not if you want to stay in good air), it is good practice to plan a course early enough to stay clear of airspace borders. A map is therefore helpful, a side view as well.
What can they offer?
Navigation: Going cross country you have to deal with navigation. That is, following a given plan or route, orientating yourself in unknown terrain, working out potential valley winds ahead, or simply giving yourself some information when looking for a landing spot. This all requires a topographic map – and now we need to talk about usability as well, since in flight you want map reading to be as easy as possible. It is worth bearing in mind that topographic map displays are always poor compared with what you see if you simply look down.
Airspace Navigation: As well as needing to know where you are in relation to the ground, you need to know where you are in airspace, both vertically and horizontally. This is where having an up-to-date airspace map that updates as you move will help a lot.
Flight Optimisation: With distance comes the competitive aspect, so you may want to think about FAI/OLC (online contest) calculation and assistance, so you can optimise your flights for defined-XC flights or online XC leagues.
Thermal Analysis: Because your main purpose is now to fly as long and far as possible, you also want to get the best out of the air. Thermal analysis and assistants can help you in weak conditions.
Competition: Further down the XC road you might end up doing serious competitions, and that’s where specific competition functions are mandatory. Competition task-setting includes the ability to set waypoints with variable cylinders, enter start and end times, and record your flight.
Air Traffic: The very last aspect of modern instruments is air traffic. Collision avoidance technology (FLARM) makes us visible to other air traffic, and flying ad hoc networks (FANET) can improve team and buddy flying.
DETAILS It’s not all about the software. The design of the machine and how you will use it is important. Look for buttons that can be used with gloves on, a robust housing, a screen that can be set up for your own taste, a beep that you like, and connections that allow you to get data on and off easily
What’s the difference?
Strictly speaking a vario simply indicates lift and altitude, nothing more. From there we get seamlessly to what we call:
• GPS varios (added GPS for groundspeed, including calculation of wind and glide ratio)
• Smart varios (navigation and airspace options)
• Flight computers (performance functions, OLC, competition)
To make things easier we will follow the convention of our sports and call all of these instruments “varios” from now on.
What to look for in a vario
Choosing a vario is not just about knowing about its potential features and comparing them. It’s also about usability. Here is what to consider if you don’t want your instrument to become an additional worry, or even a nuisance.
Build: A vario has a tough life. Sitting on a cockpit or front container (or attached to the risers) it is exposed to bumps and scratches. A sturdy housing, no exposed sensors or wobbly antennas, and a sunken display (or at least a protection foil) are recommended. For sunken displays, sloping edges are better than vertical ones, otherwise shadows can obstruct the screen.
Mounting: Most modern varios don’t have mounting threads anymore, but instead rely on velcro. This makes the use of legstraps a little more dangerous: if the speedbar line gets caught here during launch, the old-school type was easier to free compared with one that gets entangled with the line. In other words: if you can’t screw it in place, keep it away from the leg.
Buttons: Varios are operated with gloves. Thus, larger buttons with a clear pressure point can be helpful – it can become tricky to press a flat foil button with a soft glove. Touchscreens are a special issue; we’ll get to those later.
Screen: The most important interface is the screen. Even monochrome LCD screens suffer from reflections in direct sunlight: add an anti-reflective protection foil if you can. Colour screens need much more energy to stay readable, and only a few work well enough in sunlight. And it comes at a price: not only money but also battery weight.
Batteries: While some older models still have replaceable batteries, newer ones come with non-replaceable rechargeable LiPos which don’t suffer from memory effects. The weak point, though, is the connector: micro USB is the most widespread but also easiest to damage. The standardised cables are a big advantage, but stay cautious.
Launch detection: Many pilots underestimate the importance of a reliable launch/land detection. Some models require you to press a button to mark the end of a flight, which can cause a problem with many short flights. For example, when towing or slope landing on low hills while trying to get away.
Connecting to your computer: Look out for an open Mass Storage Mode. This means that the vario acts like a USB stick when connected to a computer. This makes it a lot easier to exchange tracks, airspace files or waypoints – especially if you use a Mac, Linux or a smartphone. Otherwise you will probably need special software, which may or may not be available for your preferred platform, and which is another complication.
In flight: Think about the operations you might have to perform in flight. Can you select a waypoint directly, and are they sorted by distance? Can you change the volume or switch pages with one key? You don’t want to have to navigate through screen menus in bumpy air!
Having said all that, the major issue with instruments is that they require attention – so in terms of energy we want to minimise our efforts. How do we get there?
ERGONOMICS In a cockpit your eye moves from the far horizon to the vario in a flash. You must be able to pick up the information you need immediately, otherwise you lose time and focus – and sometimes this can be critical. Taking time to set up your instrument so the most important information is the most obvious, and that it can be seen clearly, will pay almost immediate dividends in flight.
(Photo: Marcus King)
Ergonomics
Ergonomics is the efficiency of the working environment – in our case our harness and cockpit. Basically an instrument provides additional information, but it comes at a price: distraction. This can be the wrong sound or cluttered data, both consuming brain energy – which is precious since flying is a mental excercise that already demands a lot of our brain’s bandwidth.
So let me explain how we process visual information. If you sit in a car your focus changes between road and cockpit (dashboard, steering wheel, gear stick). It’s the same thing in the air, but the work is harder: you must cover a wider field of observation. While a driver looks at a few hundred metres ahead, a pilot deals with clouds on the horizon, nearby thermal indicators, wind indicators on the ground and the ever-stressful scan for other aircraft all around.
INSTRUMENT TABLE What do you want to use your instrument for, and what does it need to offer? Basic varios offer climb, altitude, groundspeed and wind direction and all the information can be gleaned at a glance. XC pilots need maps, which demand more attention and mental bandwidth
*Can you understand it immediately, without needing to look around?
**How often do you look at it during flight?
For the eye this means a bigger angle to move around, enhanced peripheral sight and a much bigger “accommodation range”. Accommodation range is a medical term and it means how much the eye can see between near and far vision.
Unfortunately, far accommodation is our natural relaxed state (which is why we all become farsighted with age). In other words, each look at a vario costs much more energy than reading a car’s dashboard because you go from looking at the clouds on the horizon to looking – and analysing – something in your lap. (It is worth remembering that the car dashboard underwent a long evolution over decades, while our vario design is still, well, suboptimal.)
The other thing is the type of information we deal with, which includes:
• Intuitive information (like the actual climb, using acoustics)
• Standalone data (like altitude or speed, shown as digits)
• Connected information (like elements on a map related to the landscape).
Connected information makes you look back and forth between your instrument and landscape. Accommodation is hard enough, but your eye also needs to sort out the shown elements. This is why a separate device for the moving map makes things easier!
Touchscreens add another problem. Now you need not only to look at close range, you also do it for much longer. While moving your (gloved) finger in a shaky seat you also hide the info you want to manipulate. On the other hand some actions really benefit from direct touch: directly changing a field; getting info about airspace; or straightforward navigation to a point on the map.
TAKE YOUR PICK On the left is a full-spec Flymaster Live that can do everything you need it to, including live tracking. On the right, the smartphone is running the FlySkyHy app while the small black XC Tracer is an accelerometer vario that promises instant reaction to height changes. It is paired with the smartphone via Bluetooth. Both the Flymaster Live and the smartphone/XC Tracer will give you much the same information. It comes down to personal preference what you decide to use.
Designing vario pages
All of the above means you need the information on your vario screen to be as clear as possible, so that you can see the information you need at a glance. Here are some guidelines for designing clear vario pages
• Primary information like altitude, speed and glide ratio should be in big digits
• Add intuitive combined controls, like a wind indicator, or a “magic dot” on a compass. These elements simplify a lot of information and show you what you need at a glance. For example, Flymaster’s Magic Ball indicating where the strongest lift is shows you instantly which way to go; it doesn’t show all the different lift strengths you have flown through.
• Clearly distinguishable secondary data like flight time, AGL, OLC, and relative heights should be in small digits
• Lay it out in a familiar and logical arrangement, for example like a “Basic-T”. The Basic-T is a standard instrument layout for aircraft. Airspeed is always upper left, altitude upper right, climb lower right, horizon/course in the centre, regardless of aircraft. You always put the most significant information on the upper left. With paragliding varios a similar standard layout is: climb on the left; altitude in the centre; groundspeed on the right. The principle is to always put the data in a standard pattern.
• Choose as few fast-changing elements as possible, so there is no hectic display of unfiltered climb for example
• Make a clear separation between standalone and connected data (don’t mix maps and fields). If you look at the standard layout of any instrument with reference to the above points, you find that some are very intuitive out of the box while others tick all the right boxes but are so complex that they require some time to get familiar with them.
Currently, Naviter Oudie, Digifly, Skytraxx 3.0, Flymaster, MipFly and SysEvolution are all varios with a fully configurable design. The same goes for the most common apps (XCTrack, XCSoar/ TopHat, LK8000). For these the above guidelines can be translated into practical hints:
• Don’t overload your start screen
• Use big fields and fonts
• Move maps to separate pages
• Keep the position of some big, important fields constant over all pages, so they can act as an anchor for the eye.
Smartphones and apps
Even simple GPS varios have good sensors and acoustics. Smartphones have a fine display, lots of unused calculation power, free apps – and most pilots already own one. Plus there are smart ways to attach a smartphone to the riser. Their own GPS is good enough for backup, and some varios even share their sensors with them. Why not combine both in case you need more functionality?
It works, but be aware of the disadvantages: the display has limits in sunlight, the batteries don’t last long, they are fragile and not as cheap as you think – which you find out if they break and you need to buy a new one. See them as an extension, not as a replacement. The cool thing is that you can always easily add a smartphone to your setup using any silicon mountain-bike mount.
DATA POINTS A fully-customisable colour display. When designing pages keep the information you use most often, for example altitude or groundspeed, in the same place on each page. That way you will spend less time looking for the data you always need when you flick through different map views
Who needs what?
Obviously just buying an instrument without considering your ambitions and skills doesn’t make much sense. I’d like to make some suggestions (but keep an open mind and look at lots of different brands and varios):
Beginner: as a new pilot you shouldn’t focus on the instrument. Make sure that the basics (vario functionality, groundspeed, wind) are covered, that you have a few big fields, that you like the acoustics (some beeps can be quite annoying) and that you know how to read it at a glance. Look for one that is easy to use and offers the options of upgrading as your skills develop.
Cross-country pilot: when you start to fly XC you will want more navigation and airspace support. Both adding a moving map (in the form of a smartphone or e-reader) to your vario, or choosing an advanced smart vario does the trick. Since you still want easy operation and don’t need performance fine tuning, you can stay away from the very high-tech stuff.
Technical pilot: if you consider yourself a technical pilot, like to fine-tune your cockpit and don’t fear polar curves, McCready theory or IAS/TAS then look for a top-of-the-range, fully configurable instrument. These instruments are top quality, support additional sensors and can be highly customised. On the other hand the amount of configuration and options can frighten the technophobe and confuse the casual pilot.
Competition pilot: competitions demand special requirements. One is the task itself, including the handling of start gates, goals and a running optimisation. The other can be upping the performance, although experience beats technology here. Like with XC, separation of jobs makes sense: a second device or app (XCTrack comes highly recommended) provides enhancement and acts as a backup at the same time. Dedicated comp instruments mark the high end.
Adventurer: whether you are travelling, flying vol-bivouac or serious about your hike-and-fly, you will look for the perfect balance of minimalism (both in weight and complexity) and support. Offline terrain and airspace, ideally worldwide, in a tough little lightweight package is what you need. The ability to mount it on the risers also appeals to tandem pilots.
Minimalist: has a clear focus on even smaller weight and size, only compensating for the lack of a human thermal sense while discarding everything else. There are lots of mini-varios for this purpose, many of them solar driven. But be aware that you restrict yourself to really rudimentary functionality.
Tinkerer: can turn almost everything into a flight instrument by adding sensors and sound to e-readers, connecting wireless sensors to tablets or trying out dozens of paragliding apps on their smartphone. In many cases this is cheaper as well – but there is a reason why engineers develop dedicated instruments, taking care of usability, sensor quality and sturdiness. Ask yourself what you want: kudos for creative construction, or the reliability of solid technology while focusing on the flight?
The good news: finding an all-purpose device has never been as easy as today. More and more devices work seamlessly out-of-the-box with an intuitive basic configuration, but include everything to cover advanced fields as well.
INFORMATION OVERLAY The top three images show what the pilot sees and what a 3D map with airspace of the same view looks like; plus an overlay of the digital data on the real-world scene. Note that your screen does not show other pilots – in flight remember to look up and around!
A big black and white screen with a 3D terrain map, plus a side map, and then essential flight data in big numbers on the right. In flight you will look at the big numbers quickly and often, while the map will need more attention for longer but you will look at it less frequently.
And, bottom, a mock-up of a potential head-up display of the future showing airspace and other flight data
A wide choice
The development of technology and ergonomics during the last decade has been huge. The choice of good devices is wide, and learning about the options of a device can even inspire you to set some new goals.
On the other hand cockpit technology only goes so far: the most expensive vario doesn’t make you a super pilot – but it can help you become a better one! Just take it as a support, not as a surrogate for permanent upskilling in reading the air, observing the environment and listening to your common sense. Even the best instruments don’t spare you from reading ICAO airmaps or making the right decisions.
Having said that: enjoy the options and have fun!