top of page

THÉO DE BLIC: IS PARAGLIDING AN EXTREME SPORT?

[Original English below]


TẬP TRUNG Nếu bạn không tập trung được hôm nay. Bạn có thể bay lại hôm khác


“Dù lượn có phải thể thao mạo hiểm không?” Đôi khi là dân chơi thể thao mạo hiểm khá là ngầu đấy, nhưng ý chính của câu hỏi này là “Chơi dù lượn có an toàn không?” Và “Bạn có đủ nghiêm túc để không tự đặt mình vào nguy hiểm bằng việc biến môn thể thao không quá mạo hiểm này thành một môn rất nguy hiểm?”

Theo tôi thì phi công muốn dù lượn mạo hiểm tới đâu thì nó sẽ như thế. Tôi cảm thấy cách bay của mình, khám phá các động tác acro mới, đôi khi suýt rơi vào dù, còn ít mạo hiểm hơn một anh chàng mà tôi đã từng thấy, đang sợ hãi bay ở sau núi trong một ngày gió to, tay bám vào riser vì không biết phải làm gì. Dưới đây là 10 gợi ý để bay an toàn và làm cho dù lượn đỡ mạo hiểm hơn.

1. Học cất cánh. Biết cất cánh đúng và an toàn là một bước tiến lớn với an toàn bay. Liên quan tới đó là khả nặng quyết định đúng thời điểm của bạn. Để làm như vậy, có một bí quyết dễ dàng: tìm hiểu xem lee side là gì. Cơ bản là nếu bạn ở mặt đón gió ở bất cứ thứ gì, đưa ra quyết định đúng luôn dễ hơn. Tương tự khi hạ cánh: ở phía ngược gió của bãi hạ cho tới khi hạ. Tránh ở phía sau các vật cản (núi, cây, nhà) cũng là một ý tốt.

2. Học tạo pitch, roll và kiểm soát dù. Không khí có thể khá nhiễu loạn và nhiễu động có thể lớn, nhưng bạn có biết điều gì khiến nó trở nên dễ chịu hơn? Kiểm soát. Vậy đừng bám vào riser, cầm phanh và kiểm soát các rung động pitch roll của dù. Giữ dù ở trên đầu và bạn sẽ an toàn. Tập các bài tập pitch trong những chuyến airborne ngắn.

3. Học SIV. SIV làm bạn trở nên giỏi và an toàn hơn. Bạn sẽ hiểu dù hơn, tự tin hơn và lường trước được điều gì có thể xảy ra trong những điều kiện phức tạp. Khi bạn đã nghiêm túc với bay lượn, hãy học SIV.

4. Khi hạ cánh, tốc độ là an toàn. Đa phần các cú hạ xấu xảy ra vì phi công về hạ với phanh sâu, thậm chí stall dù cao trên bãi hạ, hoặc họ không thể phanh nữa để giảm tốc độ dù. Vậy thì hãy tập thói quen để dù bay trước khi hạ: giữ một chút áp lực phanh để cảm nhận nhưng vẫn để dù có tốc độ. Nếu bạn giơ cao tay về và phanh ngay trước khi hạ thì bạn sẽ hạ nhẹ nhàng hơn nhiều là về với nhiều phanh và không thể giảm tốc độ lại nữa.

5. Bay dù đúng cấp độ. Nhiều phi công bay EN-B một năm sau đó lên B+ và sau đó 1 năm lên C, sau đó là D, và CCC. Dù lượn không chỉ liên quan tới bạn đã bay bao lâu, mà còn liên quan tới trình độ của bạn. Bạn có thể bay 50 giờ một năm mà không giỏi bằng anh hàng xóm cũng bay 50 giờ. Và cũng không phải vì cô gái kia bay dù C và bạn thì không. Đừng bao giờ đổ lỗi cho dù, giỏi hay dốt là do phi công.

6. Hiểu biết về dù phụ. Học cách ném, sẵn sàng nếu cần ném, kiểm tra và gấp định kỳ. Học ném trên mặt đất hoặc khóa SIV trên hồ. Hãy hiểu rằng dù phụ là cơ hội cuối cùng của bạn, cách duy nhất để cứu mạng nếu kỹ năng của bạn chưa đủ tốt. Vậy hãy học mọi thứ cần phải biết về nó.

7. Nghĩ kỹ trước, thay vì sau. Trước khi cất cánh bạn đã kiểm tra tốc độ gió chưa? Bạn đã quan sát các dù đang bay chưa? Trước khi bay tới sườn chiếu nắng kia bạn đã kiểm tra nó không nằm trong lee với gió 30km/h chưa? Bạn đã kiểm tra ống gió ở bãi hạ chưa hay nghĩ nó vẫn như mọi khi? Kiểm tra và suy nghĩ kỹ. Bạn không thể dựa vào may mắn được.

8. Tập trung vào những ưu tiên. Tôi đã thấy: một phi công cố gắng top landing bằng mọi giá, đâm vào núi và gãy lưng; một phi công vội vàng cất cánh mà không nhìn thấy bão đang tới và những người khác đang hạ; một phi công bị khóa vào spiral vì muốn biểu diễn cho mọi người ở bãi hạ (và chết, đáng tiếc). Bạn luôn có thể đi vào xe, chờ 10 phút để kiểm tra điều kiện, hoặc hạ cánh nhẹ nhàng và ôm hôn người thân. An toàn sau mỗi chuyến bay luôn là ưu tiên hàng đầu.

9. Đừng bảo thủ. Chúng ta đang bay với điều kiện môi trường liên tục thay đổi, và việc bảo thủ, chỉ làm đúng một việc hay bay đúng một tuyến bay, sẽ ngăn chúng ta thích nghi. Một trong những lỗi phổ biến là quên không cài khóa đai trước khi cất cánh. Điều này tương tự như khi bay: luôn nhìn vào toàn cảnh và thích nghi với điều kiện. Đừng ảo tưởng rằng mọi thứ luôn như cũ, bởi vì chắc chắn là không phải. Và thực tế điều mà phần lớn phi công thích ở dù lượn đó là mỗi chuyến bay một khác.

10. Tỉnh táo. Bạn đang trong một cuộc cãi vã hoặc vấn đề với gia đình? Bạn vừa mất việc? Hãy tạm dừng vì bay dù cần bạn phải toàn tâm. Nếu tâm trí bạn đang ở đâu đó bạn sẽ không hành động đúng khi bay. Nếu bay dù làm thư thái đầu óc và bạn có thể tập trung để tận hưởng chuyến bay, thì sẽ là tuyệt vời. Nhưng nếu bạn không tập trung được, thì hãy dừng lại. Bạn luôn có thể bay vào hôm khác.


[Original English]


THÉO DE BLIC: IS PARAGLIDING AN EXTREME SPORT?

Cross Country Magazine Issue 206

FOCUS YOUR ATTENTION If you can not focus today, just call it a day. You can always fly again tomorrow

“Is paragliding an extreme sport?” It does look cool sometimes to be the badass extreme sport addict, but the main thing behind this question is, “Are you safe while paragliding?” And, “Do you take it seriously enough so you are not actually putting yourself in danger by turning a not-so-extreme activity into a really extreme one?”

In my opinion paragliding is as extreme as the pilot wishes it to be. I feel that my way of flying, trying to find new manoeuvres, sometimes falling close to my wing, is a lot less extreme than the obviously scared guy I saw flying on the lee side of a cliff on a windy day, holding his risers because he had no idea what to do with his hands. So here are my top 10 tips to flying safely and making paragliding a lot less extreme.

1. Learn to launch. Being able to take off properly and safely is a huge step forwards in safe flying. Related to that is your ability to take the right decisions at the right time. To do so there is one easy trick: learn what a lee side is. Basically, if you stay on the upwind side of wherever you are, taking the right decision will be much easier. Same goes when you want to land: stay on the windward side of your landing until it is time to land. Staying out of the lee of any obstacle (cliffs, trees, houses) is also a good idea. Just saying.

2. Learn to pitch, roll and control your wing. The air can be pretty messy at times folks and turbulence can be harsh, but you know what can make it a lot more pleasant? Being in control. So, un-grab your risers, grab your brake handles and control the pitch and roll movements of your wing. Keep it above your head and you will have a safe flight. Practise pitch exercises on those autumn and winter sled rides.

3. Do an SIV. It will make you a better and safer pilot. It will help you get to know your wing better, give you confidence and also give you insight into what can happen in nasty conditions. Once you have reached autonomy and are seriously into flying, book your SIV course.

4. Speed is safety while landing. Most crash landings happen because the pilot simply came in on full brake, and either their glider stalled metres above the ground, or they could not brake more to slow the glider. So please pilots, get in the habit of letting your glider fly while you land: keep some light pressure on your brakes to feel the air but still let the glider fly. If you come in hands-up and brake just before landing you will land way more smoothly than if you arrive heavy on the brakes and cannot slow down.

5. Fly a glider for your current level. Many pilots fly an EN B for one year then take a B+ and then after another year take a C, and then a D, and then a CCC. Paragliding is not only about how long you have been flying, but about your current level. You can fly 50 hours a year and not be as good as your neighbour who flies the same 50 hours. And it is not because she flies a C-class wing and you don’t. The gear is never to blame, the pilot always is.

6. Know your rescue. Learn to throw it, be ready to throw if needed, check and repack it regularly. Train throwing it while sitting on the ground or during an SIV above a lake. Understand that the rescue is your last chance, your survival chance and your one and only way to get it sorted when your skills are not enough. So please, learn everything there is to know about it.

7. Think it through before, not after. Before launch did you check the wind speed in the trees below take-off? Did you observe the other gliders already flying? Before you go to that nice little patch of sun on a cliff did you check it is not in the lee with 30km/h of valley breeze? Did you check the windsock in the landing or just assume it was the same as it “always” is? Check and think it through. Counting on luck when your life is on the line is not something you want to do.

8. Get your priorities straight. I have seen all these things: a pilot trying to top-land at all costs crashing and breaking their back; a pilot rushing so much to get into the air they did not see the storm coming and everyone else landing; a pilot get locked into a spiral dive because they wanted to show off to people in the landing (tragically, the pilot died). You can always hitch to your car, wait 10 minutes to check conditions, or simply land softly and hug your loved ones. Living your life uninjured after your flight should always be your priority.

9. Don’t fall into a routine. We are flying within an environment that is constantly evolving, and being stuck in a routine can prevent us from adapting. One of the most common examples is forgetting to click in a harness’s buckles before take-off. It is the same while flying: always try to see the bigger picture and to adapt to the conditions. Don’t fall for the false illusion that everything is always the same, because it definitely is not. And that is actually what most pilots like about paragliding – that each flight is different.

10. Make sure you are in the right mindset. Are you in the middle of a break-up or a family crisis? Just lost your job? Better call it a day because flying needs your whole attention. If your mind is elsewhere you will not be able to react properly in flight. If flying will clear your head and help you focus on something else, which is the flying itself, then that’s perfect. But if you cannot focus, just call it a day. You can always fly again tomorrow.

Théo de Blic has been flying paragliders solo since he was 12. A member of the French Acro Team he has won synchro gold in the FAI World Air Games, synchro silver at the Acro World Championships and is a regular on podiums at the Acro World Cup. He lives in Chambéry, France

bottom of page