PHOTOS: MARCUS KING
[Original English below]
Klaudia Bulgakow bay dù lượn từ khi 17 tuổi. Cô thường xuyên có mặt trên podium của Paragliding World Cup và là nhà vô địch nữ FAI Women’s World Champion 2013. Ngoài bay dù, cô còn là một huấn luyện viên trượt tuyết ở Ba Lan.
TẬP MẶT ĐẤT Có 10 phút ở bãi hạ? Tập mặt đất để có cảm giác, kỹ năng và khả năng kiểm soát dù
Trong suốt sự nghiệp thể thao của mình, bay thi đấu và huấn luyện viên trượt tuyết, tôi luôn cân nhắc lý thuyết về các bước nhỏ là những bước đi quan trọng nhất. Điều đó đảm bảo việc học hỏi bài bản, có hiệu quả và đảm bảo an toàn cho tôi và các học viên.
Cho dù bạn có mục tiêu là thi đấu hay chỉ muốn bay giải trí, một kế hoạch tốt - có mục đích rõ ràng - sẽ giúp bạn chơi vui vẻ nhất. Điều này cũng giúp bạn tránh khỏi thất vọng, áp lực không cần thiết và thậm chí là tai nạn.
Dưới đây là năm mục tiêu chính tôi thấy là cần thiết cho tất cả các phi công.
#1 Thành thục việc tập mặt đất
Khi bắt đầu học, chúng ta đều phải tập mặt đất. Đáng tiếc là phần lớn các phi công đều không tập mặt đất nữa, nếu không phải sau chuyến bay đầu tiên, thì ngay sau khi kết thúc khóa học. Rất đáng tiếc. Tập với dù trên mặt đất cho chúng ta phát triển cảm nhận và khả năng kiểm soát dù, điều cần thiết khi cất cánh cũng như khi bay. Mùa đông là khoảng thời gian rất tốt để hoàn thiện việc tập mặt đất (vì bên Tây không bay được, ở miền Bắc VN thì đó là mùa xuân). Tôi cam đoan là tới mùa xuân nó sẽ có ích. Ngoài ra, thành thục tập mặt đất sẽ làm giảm áp lực nếu điều kiện cất cánh không hoàn hảo.
#2 Thành thục việc kiểm soát dù trên không
Hãy bắt đầu bằng học các hành vi cơ bản của dù, sau đó học kiểm soát pitch và roll, chuyển sang SIV, và tùy theo sở thích của bạn, học một vài kỹ năng acro.
Nếu bạn là một phi công mới, học SIV nghe có vẻ kinh khủng. Kể cả một vài phi công nhiều kinh nghiệm hơn cũng lo lắng về việc nếu tập SIV xong họ sẽ sợ bay sau đó. Điều này là vì hiểu lầm về mục đích của khóa SIV.
Khi học SIV, bạn không chỉ cất cánh, làm full stall và phục hồi. Khóa học là cả một quá trình tuần tự để phát triển kỹ năng của từng phi công. Không ai bắt bạn làm điều mà bạn không muốn hoặc không sẵn sàng.
#3 Thành thục bay thermal
Bạn phải tập luyện để thành thục việc bay thermal, cho dù bạn là phi công mới hay cũ. Nếu đó không phải là một ngày lý tưởng để XC nhưng vẫn có thermal, hãy tập bay thermal. Tôi không nói tới việc cất cánh, cắn thermal lên trần mây, mà tập luyện thực sự.
Một trong những lời khuyên tốt nhất khi tôi bắt đầu học bay đó là tập leo thermal, sau đó bay khỏi thermal và tìm cách bắt lại nó. Leo lên trần mây, tập vài động tác wingover để giảm độ cao, sau đó tìm thermal và lặp lại.
Lặp đi lặp lại bài tập này sẽ giúp bạn có cảm giác tốt, khi ngày ngon tới, bạn đã sẵn sàng vì bạn đã tập luyện.
#4 Phát triển kỹ năng quan sát
Quan sát môi trường xung quanh là một việc thú vị bạn có thể làm mà không cần bay. Hãy quan sát sự phát triển của các đám mây cumulus. Cố gắng phân tích điều kiện: Điều kiện có quá mạnh không? Gió máy như thế nào? Học cách nhận ra các đặc điểm của bầu trời khi có phông nóng hoặc phông lạnh sắp tới. Bạn có thể dự đoán khi nào mưa tới không? Xem các chú chim bay thermal - chúng chọn line nào để bay? Bạn có thể dành hàng giờ để làm việc này, và bạn nên làm.
#5 Đi XC
Kể cả khi bạn thích bay loanh quanh ở gần nhà thôi, thỉnh thoảng hãy thử thách một chút. Rời khỏi khu vực quen thuộc là một chuyến phiêu lưu thú vị. Đừng đặt mục tiêu quá xa với những lần đầu. Chuyến XC đầu tiên của tôi không quá 21km ở đồng bằng. Ở vùng núi thì chỉ 10km cũng có thể khá thử thách. Nếu bạn oẳng sau 5km, đừng lo lắng. Bạn đã thử một vài điều mới mẻ, biết thêm về tuyến bay, lần sau bạn sẽ làm tốt hơn.
Một chiến thuật tốt là hỏi những phi công kinh nghiệm xem thermal tủ ở đâu trên tuyến bay, có nguy hiểm nào không và cần phải đề phòng gì. Sạc điện thoại, bộ đàm, mang theo đồ ăn thức uống. Và nghiên cứu xem làm thế nào để quay lại sau khi đi XC - điều này vô cùng có ích.
Bay xa hơn
Chuyến bay càng dài thì càng cần lên kế hoạch chi tiết. Khi bạn nhiều kinh nghiệm hơn bạn sẽ nhận ra rằng ngày XC tốt thường sẽ bắt đầu trước đó 2-3 ngày hoặc thậm chí dài hơn. Xem các online tracklog, nắm tuyến bay cơ bản và các kỷ lục ở điểm bay. Chuẩn bị các dữ liệu và ghi chú. Các dữ liệu tốt là cơ sở cho những chuyến bay tốt.
[Original English]
WHY SMALL STEPS ARE THE BEST STEPS
KLAUDIA BULGAKOW
Cross Country Magazine Issue 223
PHOTOS: MARCUS KING
Klaudia Bulgakow has been paragliding since she was 17. A regular on Paragliding World Cup podiums she was FAI Women’s World Champion in 2013. When not flying she is a ski instructor at home in Poland
HANDLING IT Got 10 minutes in the landing field? Do some ground-handling and build your feel, glider control and skills
Throughout my sports career, in competition flying and also as a ski instructor, I have considered the theory of small steps to be the most important. It ensures good learning, effective results and keeps me and my students safe.
No matter if you have competition ambitions or just want to escape reality sometimes, good planning – setting a goal – will allow you to enjoy flying to the fullest. It will also save you from frustration, unnecessary stress, and even from accidents.
Here I present five mastery goals that I believe are fundamental for all pilots.
#1 Master your groundhandling
We all ground handle when we are learning. Unfortunately, a large group of pilots end their adventure with this art, if not after the first flight, then right after the course. Which is a pity. Playing with the wing on the ground allows us to develop feeling and control, which is essential during take-off and the flight itself. Winter is a very good time when we can perfect the art of groundhandling. I guarantee that it will pay off in the spring. In addition, it will eliminate a large dose of stress if conditions on launch are not ideal.
#2 Master glider control in the air
This starts with learning the basics of paraglider behaviour, progressively learning how to deal with pitch and roll, moving on to SIV and then, depending on progress and ambition, some basic acro skills.
If you are a novice pilot the idea of SIV can sound terrible. Even some of my more experienced flying friends are worried that if they fly SIV they will be afraid to fly afterwards. This is due to a misunderstanding of the pilot training that pilots go through in SIV.
When you go on an SIV course you are not simply launched into the sky and expected to full stall the glider and recover it. It is a progressive, step-by-step process that takes each individual pilot’s skill and ambition into account. No one will make you do anything you don’t want to, or are not ready for.
#3 Master thermalling
You have to work at mastering thermalling, no matter if you are a beginner or ace of the skies. If it’s not a great day to fly XC but you still have some thermals, then it’s worth spending some time training. And I’m not talking about launching, climbing out and sticking to cloudbase, but real training.
One of the best pieces of advice I got at the beginning of my adventure with paragliding was to climb in the thermal, then leave it and try to find it again. Climb to base, use some of the height you have to practise some wingovers, then look for the thermal again and repeat.
Doing this over and over again will build your senses so that when the big day arrives, you are ready – because you have trained for it.
#4 Develop your observation skills
Observing the atmosphere is a fascinating activity and you can do it without leaving the ground. Always watch cumulus clouds when you see them developing. Try to assess the conditions: Are they too strong for us? What is the wind doing up there? Learn to recognise what the sky looks like when a cold front or warm front is approaching. Can you forecast when the rain will arrive? Watch how birds use thermals – what line do they take? You can spend hours doing this – and you should.
#5 Go XC
Even if you are happy to stay close to home flying your local site, test yourself a little. Leaving the site is an amazing adventure. Don’t aim too high at first. My first flights were no longer than 21km on the flat. In the mountains, even 10km can be demanding. If you “bomb” after 5km, don’t worry. You’ve tried something new, you’ve got to know a bit of the tour, it’s going to be better next time.
A good tactic is to ask more experienced friends where the climbs usually are along the route, and also if there are any dangers and what to watch out for. Take a charged phone, radio, drink and food with you. Also, consider how you will get back before you leave – it helps a lot.
Fly further
The longer the flight, the more planning it requires. As you progress in the sport you will come to realise that a good XC day really does start two or three days before – or even longer. Look at the tracklogs online, know the classic routes and records from your local sites. Build a mental database and keep notes. A good database is the basis for good flights.