top of page

BRUCE GOLDSMITH: LÀM SAO ĐỂ TÍNH TUỔI DÙ

[Original English below]

VẢI DÙ QUAN TRỌNG Chăm sóc vải dù cẩn thận

(Photo: Marcus King)

Vải dù lượn sẽ kém đi theo ba cách: độ bền, độ lọt khí, và độ co giãn. Chúng được sắp xếp theo tầm quan trọng với sự an toàn của cánh dù, và rõ ràng độ bền là số một.

Một vài phi công thường nhầm độ lọt khí là chỉ số đánh giá tình trạng chung của vải dù, nhưng tôi không đồng ý như vậy. Ba đặc điểm trên là độc lập với nhau.

Hai yếu tố đầu tiên có thể được đo khi bạn đem dù đi kiểm tra; nhưng yếu tố thứ ba, độ co giãn, là không dễ đo.

Độ bền và độ lọt khí

Mỗi yếu tố trên đều có tầm quan trọng riêng tuỳ thuộc vào vị trí sử dụng vải trong cấu tạo cánh dù.

Độ bền là quan trọng nhất cho phần khung (ribs) và mặt trên.

Độ lọt khí chỉ quan trọng đối với mặt trên và đặc biệt là phần mép trên.

Độ co giãn rất quan trọng với phần khung và cấu trúc bên trong, ở đây độ lọt khí không quan trọng; phần khung thậm chí có các lỗ để không khí di chuyển tự do giữa các cell.

Ở mặt dưới, không yếu tố nào quan trọng cả (dù một mặt vẫn bay được bình thường).

Độ bền và độ lọt khí của mặt trên được đo khi dù của bạn được kiểm tra ở các trung tâm dịch vụ. Ở một miếng vải đồng đều thì cả độ bền và độ lọt khí sẽ suy giảm theo thời gian theo cách giống nhau. Nếu bạn có độ lọt khí rất tốt nhưng độ bền kém, hoặc ngược lại, cánh dù của bạn đều vô dụng. Cả hai yếu tố này đều quan trọng ngang nhau với mặt trên của dù.

Đó là lý do mà các loại vải khác nhau được sử dụng cho những mục đích khác nhau. Vải cứng được dùng cho khung, chúng có độ bền và độ co giãn rất tốt nhưng độ lọt khí kém. Vải mặt trên thì lại cần loại tốt đều cả ba yếu tố trên. Thường thì phần mép trên của mặt trên dù sẽ bị xuống cấp trước và vải ở đây phải có ba đặc tính trên tốt nhất.


Tuổi thọ dù kỳ vọng

Các phi công thường tính thời gian bay để tính tuổi dù. Tôi nghĩ như vậy không đúng vì những gì xảy ra trên mặt đất cũng quan trọng không kém ở trên trời.

Để tính tuổi một cánh dù, số chuyến bay là quan trọng, và tôi ước tính một chuyến bay tương đương 20 phút bay. Nếu chuyến bay đó ít hơn 20 phút, thậm chí chỉ là 1 phút, tôi vẫn tính là 20 phút cho tuổi dù của bạn.

Tập mặt đất cũng làm giảm tuổi thọ dù của bạn nhanh hơn cả bay. Và vì lý do này tôi cũng tính thời gian sử dụng dù của bạn, tổng thời gian “dù nằm ngoài trời”, kể cả là nó chỉ nằm ở trên mặt đất chờ cất cánh. Đó là vì việc mở dù, tập mặt đất và gấp dù lại tạo nên rất nhiều những vết va chạm và vết xước trên dù, chưa kể tiếp xúc tia UV từ ánh nắng mặt trời.

Nếu bạn tính tuổi dù chỉ bằng thời gian bay, tuổi thọ trung bình của dù vào khoảng 500 giờ. Nếu bạn tính bằng thời gian dù nằm ngoài trời, nó vào khoảng 1000 giờ.


Kiểm soát hư hại

Điều làm hư hại dù là:

• Nước và độ ẩm (đặc biệt là nước biển). • Tiếp xúc với mặt đất - ở bãi cất, tập mặt đất hoặc gấp dù • Ánh nắng to và tiếp xúc tia UV • Các nếp nhăn và nếp gấp (tránh gấp dù quá chặt) • Các động tác tạo sức kéo lớn như sprial, SAT và acro • Mốc – tránh để dù ở nơi ẩm thấp.

Để giữ dù ở trạng thái tốt nhất, bạn nên:

• Giảm thiểu thời gian dù ở ngoài trời • Tránh xa nước và độ ẩm • Giảm việc gấp và mài mòn dù tối đa. Kéo lê dù trên mặt đất ướt là một ý tưởng tệ. Vì vậy, tôi thường gấp dù ở nơi nó đổ xuống mà không mở dù ra, như nhiều trường dạy. • Tránh các động tác acro liên tiếp (và quan trọng hơn là đừng rơi xuống biển!).


Tính tuổi vải dù

Nếu bạn muốn tính tuổi vải dù, bạn chỉ cần dùng độ bền và độ lọt khí bởi vì chưa có bài kiểm tra độ co giãn nào tin cậy.

Đừng sử dụng việc đo độ lọt khí theo giây để tính tuổi dù. Độ lọt khí nên được đo theo cm3 mỗi cm2 và chuyển đổi mỗi mét để có giá trị độ lọt khí chính xác. Sử dụng giây sẽ gây hiểu lầm vì thước đo là không tuyến tính.

Độ bền được đo bằng Bettsometer, một công cụ kiểm tra độ bền vải. Không may là việc kiểm tra sẽ để lại một lỗ thủng nhỏ trên dù. Tuy nhiên thì bạn nên đo vì độ bền quan trọng hơn độ lọt khí. Một cánh dù bị rách đôi trên trời thì không vui tí nào.

Kết luận, việc đo tuổi dù sử dụng độ bền và độ lọt khí sẽ cho bạn một bức tranh khái quát về chất lượng vải dù của bạn, và đo đạc thì chính xác hơn là sử dụng thời gian bay để tính tuổi.


[Original English]

BRUCE GOLDSMITH: HOW TO MEASURE THE AGE OF A WING

Cross Country Magazine Issue 226


Paraglider sailcloth ages in three main ways: strength, porosity, and stretch. These are listed in their importance to the safety of the wing, and clearly strength is number one.

Some pilots mistakenly think that porosity is an indication of the overall state of the cloth, but I would disagree. These three characteristics are largely independent.

The first two can easily be measured when your glider is checked; but the third factor, stretch, is not easily measured at all.


Strength and porosity

Each of these three characteristics has a different importance depending on where the cloth is used within the structure of the wing.

Strength is most important for the ribs and top surface.

Porosity is important only for the top surface and especially at the leading edge.

Stretch is very important for the ribs and internal structure, but here porosity does not matter at all; the ribs even have holes in them to let the air flow freely.

On the lower surface, none of these factors are important (single-surface gliders fly just fine).

The strength and porosity of the top-sail cloth are measured when your glider is checked at a service centre. In a well-balanced cloth both strength and porosity will degrade over time in a similar way. If you have super-good porosity but very low strength, then your glider is as useless as if it was the other way around. Both are equally important to the top surface of the sail.

This is why different types of cloth are used for different applications. The hard cloth used on the ribs, for example, is very good for stretch and strength but poor for porosity. The top-surface cloth meanwhile needs to be an all-round cloth designed to have good values for all three characteristics over a long life. It is the top-surface leading-edge that normally wears out first on a glider and this cloth needs to perform well across all three characteristics.


Glider life expectancy

Pilots often measure airtime to check the age of a glider. I think this is deceptive because what happens on the ground is as important as what happens in the air.

To measure the age of a wing the number of flights is important, and I would say one flight is equivalent to 20 minutes airtime. If a flight is less than 20 minutes’, even if it’s just a minute, I would count it as 20 minutes of airtime for the ageing of your glider.

Groundhandling also degrades your glider faster than flying. And it’s for this reason I would also include in your glider-use time the total time your glider is out of its bag, even if it’s just lying on the ground at launch. This is because the act of opening your glider, groundhandling and packing causes a significant amount of wear and tear on your wing, not to mention the UV exposure from sunlight.

If you measure your glider’s age in just pure airtime, I’d expect an average life expectancy of 500 hours. If you measure glider life using “time out of the bag”, then I’d expect 1,000 hours.


Damage control

What really damages a glider is:

• Water and moisture (especially salt water). • Abrasion with the ground – on launch, groundhandling or packing • Strong sunlight and UV exposure • Creasing and folding (so avoid very tight packing) • High stress manoeuvres such as spiral dives, SAT and acro • Mould – avoid damp storage places.

To keep your glider in its best shape, I would advise the following:

• Minimise time out of the bag • Avoid water or dampness • Reduce folding and abrasion to the maximum. Dragging your glider on the wet ground is not a good idea. For this reason, I normally fold my glider where it falls without stretching it out on its back, like many schools teach. • Avoid repeated acro (and above all don’t fall in the sea!).


Measuring the age of paraglider cloth

If you want to measure the ageing of glider cloth you can only use strength and porosity as there is just no good test for stretch.

Don’t fall into the trap of using porosity measurements in seconds to look at the ageing of your wing. Porosity should be measured in cm3 per cm2 and there is a conversion on each porosity meter to give you the values in the correct porosity units. Using seconds will be misleading as the scale is not linear.

Strength is measured using a Bettsometer, a fabric degradation tester. Unfortunately, the test needs to make a tiny hole in the glider. However, it is worth doing as strength is more important than porosity. A glider that tears in half in the air is not funny.

In conclusion, measuring the age of cloth using strength and porosity will give you a reasonable picture of the condition your glider’s fabric is in, and will be more accurate than a general hours-in-the-air figure.

bottom of page