top of page

MALIN LOBB: DÙ NHẸ

[Original English below]

VẬT LIỆU NHẸ Juan Robles bay dù Ozone Alpina 4 (EN C) ở Spain

Trang thiết bị nhẹ đang ngày càng trở nên phổ biến và có vẻ như những cánh dù nhẹ cũng bền không kém những cánh dù thường. Một bộ dù, đai và dù phụ nhẹ khoảng 10kg là một giấc mơ cách đây 8-10 năm. Vậy thiết bị nhẹ có nhược điểm nào không?


Nhạy hơn một chút

Điều đầu tiên bạn sẽ thấy là dù nhẹ sẽ có rung lắc nhiều hơn và cho bạn nhiều phản ứng hơn khi bay. Nếu bạn lên cấp dù và chuyển sang dù nhẹ, những phản ứng thêm đó đủ để làm bạn sợ. Nếu bạn là một phi công nhút nhát và không thích dù phản ứng nhiều quá, bạn sẽ thấy dù nhẹ không dành cho mình.

Nếu bạn mua một cánh dù mới với aspect ratio cao hơn, ví dụ từ C lên D, bạn có thể nên bay một mùa với cánh dù thường trước khi chuyển sang bản nhẹ. Giảm bớt một kg trên cánh dù có vẻ hấp dẫn, nhưng nếu nó làm giảm tự tin và làm bạn không vui khi bay, hãy thử giảm tải ở chỗ khác. Dù nhẹ hơn sẽ dễ nhấc lên khi cất cánh, hãy chú ý khi gió to. Chuẩn bị thiết bị ở chỗ khuất gió và sẵn sàng dùng phanh khi cất cánh, bởi vì kể cả khi bạn túm dù lại, nó vẫn có thể dễ dàng bị gió thổi bay lên.


Kiểm soát năng lượng

Khi bay bạn sẽ thấy dù nhẹ ít quán tính hơn, do vậy xử lý dù lắc bổ cần dùng ít phanh hơn. Dù nhẹ có thể di chuyển nhanh hơn, nhưng cũng làm tiêu tán năng lượng nhanh hơn, vì chúng có quán tính chậm hơn. Khi bạn đã quen với những chuyển động này, cơ thể bạn sẽ tự loại bỏ những điều không gây vấn đề.

Trong các khoá SIV tôi thấy khi làm spin hay stall, dù nhẹ sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn, nhưng khi dù bổ để phục hồi thì dễ dừng hơn. Nếu bạn đã thấy dù một lớp stall thì bạn sẽ hiểu.

Khi phục hồi stall với dù nhẹ đừng phản ứng quá khi dù bổ vì dù sẽ bổ nhanh hơn bình thường. Bạn phải tin tưởng rằng sẽ cần ít sức mạnh hơn để kiểm soát và phanh của bạn kiểm soát được nhiều hơn. Khi bạn đã quen rồi bạn sẽ thích cảm giác nhanh nhạy và các phản ứng thêm.


Chăm sóc cánh dù

Mặc dù dù nhẹ có thể bay được lâu, chúng vẫn cần chăm sóc cẩn thận hơn dù thường. Nếu bạn hay bay ở một bãi cất nhiều đá, hay bay nhiều ở bãi biển và dù của bạn gặp nhiều muối và cát, hay kể cả khi bạn có một bãi cất cánh trải cỏ nhưng dù bị ẩm ướt, về lâu dài sẽ không tốt.

Bạn cũng nên tránh những bãi cất trải xi măng hay đá, đặc biệt nếu như dù của bạn có những gọng nhựa chạy dọc thân dù, điều phổ biến với dù EN-D hoặc hai dây, nhưng cũng đang dần phổ biến với các dù thấp. Hãy tưởng tượng khi trải dù, dây A sẽ căng nhưng mép sau dù thì trải dài trên mặt đất gần với vị trí của bạn hơn lúc đang bay. Nếu có gió và dù được bơm lên, mép sau sẽ bị kéo lê trên bãi và quệt vào đất trước khi bay lên trời. Nếu bạn có gọng nhựa thì ở hai đầu gọng sẽ có điểm chịu lực và cánh dù có thể dễ bị thủng tại đó.


Đai và cảm giác nhẹ nhàng

Theo ý tôi, một chiếc đai nhẹ có thể làm thay đổi việc bay nhiều hơn cánh dù. Rất nhiều dòng đai nhẹ có thể đạt được cân nặng ấn tượng vì chúng bỏ seatboard. Điều này có thể dẫn tới ít kiểm soát hơn và thay đổi cảm giác với cánh dù.

Bạn cũng sẽ cảm thấy chênh vênh hơn khi bay đai nhẹ, đi kèm thêm tâm lý e ngại có thể làm ảnh hưởng đến việc bay và làm đầu óc kém thoải mái khi bay.

Bản thân tôi thì rất thích thiết bị nhẹ. Chúng cho tôi cảm giác tự do nhẹ nhàng hơn hẳn. Bộ thiết bị nhẹ của tôi nặng 7kg - so với bộ trang bị thi đấu 27kg chúng như món đồ chơi vậy. Tốc độ và hiệu năng cũng không khác biệt mấy, nhưng khi vác chúng thì sướng hơn hẳn. Các phi công ngày nay may mắn hơn ngày xưa rất nhiều.


[Original English]

MALIN LOBB: UNDERSTANDING LIGHTWEIGHT WINGS

Cross Country Magazine Issue 219

PHOTO: ÓSCAR LAGARROTXA

LIGHTWEIGHT MATERIALS Juan Robles on his Ozone Alpina 4 (EN C) in Spain


Lightweight equipment is more popular than ever and it seems the lightweight wings are lasting just as long as their full-fat brothers. Combining a lightweight wing, harness and reserve can lead to a sub-10kg flying bag, which would be just a dream 8-10 years ago. So, are there any down sides of going to the light side?


A little more sensitive

One thing you will notice about lighter wings is they can be a little more nervous in the air, a little more twitchy, and give you more feedback than you might be used to. If you are moving up a class and going lightweight that extra movement might just be enough to fry your brain and overload you. If you are already a nervous pilot and don’t like it when your wing moves around too much, then you might find the lighter version is not for you.

If you are buying a new wing with a higher aspect-ratio, say going from a C to a D, then you might want to fly a season on the standard version before switching to its lightweight counterpart. Saving a kilo on your wing sounds appealing, but if it’s going to erode your confidence and take the fun out of flying then try and save weight elsewhere. Lighter wings will generally be more eager to fly on take-off, so you have to be aware of that in stronger wind. Prepare your kit out of the wind and be ready on the brakes when you get to launch because, even if you have laid your wing in a mushroom, it doesn’t take much for it to catch the wind and inflate.


Energy management

Once in the air you will notice that lighter wings have less inertia, so catching the dive and stopping the movements of the glider in a dynamic situation can be done with less input. That being said, lighter wings can also move a little bit quicker, but will also dissipate that energy quicker, because they have less inertia. Once you are used to these movements your BS filter will phase out anything that is not a cause for concern.

In SIV courses I notice that when performing a spin or stall, lighter wings depart from flight a little more aggressively but, as stated above, when the glider dives to recover it is easier to stop the wing. If you have ever seen a single-skin stall you will know what I mean.

When recovering from a stall with a lightweight glider it is important not to overreact to the dive as the dive will shoot a little faster than you are used to. You have to know mentally that there is less weight to try and get under control and your brake input will have a lot of authority. Once you are used to this you will start to enjoy the sporty, agile feeling and appreciate the extra feedback.


Care of the glider

Even though lightweight wings can rack up some impressive hours, they still demand a little more care then a heavier wing. If you live in a place with stoney take-offs, or you spend a lot of your time flying at the coast and your wing has the chance of getting salt or sand on it, or even if you have grassy take-offs but your wing is getting wet a lot, for longevity I wouldn’t recommend it.

Also try and avoid paved or concrete launches, especially if your wing has reinforcing running along the chord towards the back of the wing, which is quite common with the EN-D or two-liners, but is also creeping into the lower categories. If you imagine a wing lying on the ground your A-lines might be tight but your trailing edge is running along the floor closer to you than it would be in flight. If there is any wind as you inflate your wing the trailing edge gets dragged up the slope and rubs along the ground before coming up into the air. If you have reinforcing rods then you can get a pressure point where the rod ends and you can quickly wear a hole in the wing at that point.


Harnesses and freedom

For me, a lightweight harness can change your flying more then the wing. A lot of lightweight harnesses can achieve such impressive weights because they remove the seatboard. This can lead to a lack of authority and can change the feeling of the wing.

You can also feel much more exposed in a lightweight harness, so mentally that added feeling of vulnerability can impact your flying and steal some of your bandwidth when you need it the most.

Personally, I love lighter-weight equipment. It gives me an even greater feeling of freedom. My lightweight XC kit weights 7kg – compared with my competition gear of 27kg it feels like a toy. The speed and performance is not too dissimilar, but it is a joy when you have to carry it. Kids these days don’t know how lucky they are.

bottom of page