top of page

THEO DE BLIC: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAY AN TOÀN

[Original English below]


Góc nhìn 360 của Ölüdeniz sau khi ném dù phụ trong một buổi tập acro.


Nhiều người nghĩ rằng tôi rất là máu chó, nhưng thật ra là ngược lại. Tôi là một người thích phân tích kỹ lưỡng và luôn cố gắng giảm các nguy cơ gặp phải tối thiểu khi bay. Tất nhiên là không thể nào hoàn toàn không có rủi ro, nhưng tôi luôn cố gắng bay an toàn nhất, và tôi luôn nhắc lại lời khuyên này trong các khóa SIV/acro và kênh YouTube. Đây là 10 điều đầu tiên bạn nên làm để bay an toàn hơn.


1. Hãy bắt đầu với thứ chán chết, thứ mà bạn biết tôi sẽ nói. Bạn cần tập mặt đất nhiều hơn và nâng cao kỹ năng cất cánh. Theo nghiên cứu của Liên đoàn Dù lượn Pháp, gần 50% các tai nạn từ nhẹ tới nặng xảy ra khi cất cánh. Vậy nếu bạn muốn an toàn hơn, tập luyện. Hãy tập mặt đất cho tới khi bạn có thể bơm dù, đứng chơi và cất cánh khi bạn quyết định.


2. Nếu cảm thấy không ổn, đừng bay. Đừng bao giờ đi tới một điểm bay và nghĩ rằng chắc chắn mình sẽ bay. Luôn nghĩ rằng, “Nếu điều kiện tốt, tôi sẽ bay”. Học để biết khả năng của mình tới đâu và có thể nói “không, hôm nay tôi thấy không tốt, tôi sẽ đi xuống”. Tránh hiệu ứng đám đông khi tất cả mọi người đều bay và bạn cũng đú theo, đây không phải là một môn thể thao đồng đội.


3. Sử dụng đúng thiết bị. Bạn đã bay EN-B một năm không có nghĩa là bạn mua và bay tiếp dù EN-C. Số năm bay của bạn không có ý nghĩa gì, giờ bay, khả năng và sự tự tin. Một lần nữa, theo Liên đoàn Dù lượn Pháp, đa số các tai nạn xảy ra khi bay là do phi công không xử lý đúng cánh dù sau khi gặp collapse. Bay đúng dù, phù hợp với trình độ chắc chắn sẽ cứu mạng bạn.


4. Khi đổi trang thiết bị: BAY. Tôi thường gặp những phi công bay rất nhiều, sau đó lên dù cao hơn, và sau đó thì không có nhiều thời gian để bay. Khi họ bay trở lại, họ sẽ có một bộ trang thiết bị mới lạ và không hiểu rõ chúng. Khi bạn lên dù, hãy chắc chắn đây là lúc bạn có thể bay dù mới. Đừng đổi dù ngay trước kỳ nghỉ dài hoặc khi mới nhận một công việc bận rộn. Thay đổi khi bạn có thể bay nhiều để có thể tập luyện và hoàn thiện kỹ năng của mình!

5. Bomb out không có gì phải buồn. Tùy vào nơi bạn ở, sẽ có một khoảng thời gian dài giữa hai ngày bay ngon. Nếu bạn chỉ bay khi trời đẹp tuyệt vời thì sẽ rất lâu. Bay bất cứ khi nào có thể. Kể cả khi đó là một chuyến airborne, bạn sẽ tập được cất cánh, hạ cánh và một vài bài tập trên trời. Tôi nghĩ là nếu nhiều phi công chỉ bay airborne thì họ sẽ an toàn hơn.


6. Tập các kỹ năng bay cơ bản. Tôi đã gặp nhiều học viên SIV mà thiếu các kỹ năng cơ bản như kiểm soát pitch, roll, đánh lái và wingover nhẹ. Các bài tập nhỏ này cực quan trọng vì chúng liên quan đến việc bay thực tế. Nếu bạn làm chủ chúng tức là bạn kiểm soát được dù tốt. Hãy nghĩ như này: bạn thấy an toàn không nếu bạn lái xe và biết các xe khác khi đi thẳng thì không vấn đề gì, nhưng khi họ rẽ thì mất kiểm soát. Chắc là không.


7. SIV là một bước tiến quan trọng. Trong khóa SIV bạn sẽ thấy cánh dù phản ứng thế nào khi collapse, học cách phục hồi và làm gì nếu gặp autorotation. Ý tưởng của SIV không phải là dọa cho bạn sợ, SIV cho bạn thấy điều gì có thể xảy ra và dạy bạn cách xử lý đúng. Đôi khi bạn không cần làm gì, nhưng bạn cần phải biết lúc nào là lúc như thế.


8. Hãy phân tích khi bạn bay. Thỉnh thoảng điều kiện bay sẽ hơi khó với chúng ta. Thường tôi sẽ quyết định qua việc phân tích thay vì cứ bay xem thế nào. Vì tôi biết là thỉnh thoảng lee side có thể rất mạnh, hoặc rotor của dù tandem có thể không kiểm soát được. Do vậy đừng mù quáng bay theo những người khác, hãy nghĩ xem điều gì đang xảy ra cái đã.


9. Nếu các tai nạn khi cất cánh chiếm gầm 50%, tai nạn khi hạ cánh là 50% còn lại. (Thực tế thì tai nạn khi bay chỉ chiếm 8% tổng số.) Nhiều phi công không thực sự chú ý khi hạ cánh. Họ giảm độ cao lung tung và về hạ khi cảm thấy vừa phải thay vì có một kế hoạch cụ thể. Luôn có kế hoạch - một kế hoạch linh hoạt là tốt nhất – lập trước khi bạn về hạ cánh, không phải khi bạn đang hạ cánh. Và luôn đứng ra đai khi hạ. Nếu gặp nhiễu động hoặc collapse ở độ cao thấp trong tư thế ngồi sẽ nguy hiểm hơn là đứng và giảm chấn động bằng chân.


10. Đừng quên là bạn có dù phụ! Dù phụ không phải là giải pháp cuối cùng - dù phụ là một giải pháp. Một giải pháp bạn nên biết và nên cân nhắc. Và điều quan trọng, đó là giải pháp bạn phải nắm rõ như là góc lượn và số cell trong cánh dù EN-C mới mua của bạn. Bạn phải nắm rõ tất cả mọi thứ về dù phụ của bạn, vì khi bạn cần nó, bạn phải biết cách dùng và lúc nào dùng. Nếu chỉ cần nhớ một điều thì đó là điều cần nhớ nhất.


[Original English]

HOW TO FLY SAFE

Theo De Blic - Cross Country Magazine 227


Many people think I’m an adrenaline junky, but it’s quite the opposite. I’m a very analytical person and try to always minimise the risks I take while flying. Of course, it’s impossible to have no risk, but I really try to fly safe – and I try to communicate this advice through my SIV/acro courses and my YouTube channel. So here are my top 10 things you need to do to fly safer.

1. Let’s start with the boring one, the one you already knew I was gonna talk about. You need to groundhandle more and you need to improve your take-off skills. According to French federation research almost 50% of accidents with light to severe damage occur at take-off. So, if you want to fly safer that’s the way to go. Aim to groundhandle until you can inflate, play and take off whenever you decide.

2. If you don’t feel good, don’t fly. Never go to a site thinking that you will 100% fly. Always think, “If conditions are good, I will fly”. It’s an important difference. Learn to recognise your limits and be able to say “no, today is not a good day for me, I’ll drive down”. Avoid the group dynamic where everyone flies so you fly – it’s not a team sport.


3. Fly the right gear. Just because you have flown an EN B for a year doesn’t mean you move straight to a C. It’s not the years you have flown, it’s hours, currency and confidence. Again, according to the French federation most accidents in flight happen because the pilot did not control their wing correctly after a collapse. Having the right gear appropriate for your level and currency definitely might save your life.

4. When you change equipment: FLY. I often see people who fly a lot, step up to a higher performance glider, and then, for whatever reason, don’t have so much time to fly. When they start flying again they have brand new kit that they don’t know well. When you upgrade, make sure you are at a time in your life where you can actually fly it. Don’t change right before winter or before taking a new job that will keep you busy. Change when you are in a period where you are flying a lot. To get the most out of new gear you want your skills to be sharp!

5. Bombing out is not boring. Depending where you live, there can be a long time between two good days. If you only fly when it’s an amazing day it’s easy to get rusty. Fly whenever you can. Even if it’s just a top-to-bottom you practise taking off, landing and some skills in the air. I think if more pilots did more top-to-bottom flights they would be safer.

6. Practise basic flying skills. I see many SIV students who lack skills in the basic moves of pitch control, roll management, turn reversal and small wingovers. This is a shame as these small exercises relate to our real-world experience while flying and are therefore super important! If you master them it means you have great control. Think of it this way: how safe would you feel driving around if you knew the other cars on the road could go straight safely, but as soon they needed to take a roundabout they were on the verge of losing control? Probably not that safe.


7. SIV is a really important step. During an SIV you will see how your wing behaves when it collapses, learn how it re-opens and what to do in case of autorotation. The idea of an SIV is not to just scare you above the water, it’s to show you what’s going on when it’s going wrong and to teach you the right action at the right moment. Sometimes you need no action at all, but you still need to know when that is.


8. Try to analyse where you fly a bit more. Sometimes conditions are just too strong for us, whatever our level. I try to always make decisions through analysis rather than “going and seeing”. Because I know that sometimes a lee side can be incredibly powerful, or I know that the drag of a tandem can be impossible to handle. So try not to follow the group, instead try to really think about what’s going on around you.

9. If take-offs are almost 50% of the accidents, landings are the other 50%. (In fact accidents from flying incidents are only 8% of the total.) Many pilots don’t really take care of their approach while landing. They lose altitude and come in as they feel is right rather than following a plan. Always make a plan – a flexible one obviously – before your approach and not while you are doing your approach. And always stand up for landing. You never know – if you hit turbulence or get a collapse low you don’t want to be in a sitting position, you want to be standing up ready to soften the crash with your legs.


10. Your rescue is there, don’t forget about it! A rescue is not your very last option – your rescue is an option. An option you should know about, an option you should consider. And most importantly an option you should be as much an expert on as the glide ratio and number of cells of your brand new EN-C wing. You should know everything there is to know about your rescue, because if you need it you should know how and when to use it. If there is only one thing to remember, that is this one.

Théo de Blic lives in Chambéry, France and has been flying paragliders solo since he was 12. He has won synchro gold in the FAI World Air Games, synchro silver at the Acro World Championships and is a five-time Acro World Cup champion. He competed in the Red Bull X-Alps in 2021.

bottom of page