top of page

THEO DE BLIC: TẬP LUYỆN WINGOVER

PHOTO: THÉO DE BLIC

Cross Country Magazine Issue 197

Dũng Bim translate

[Original English below]


WEIGHTSHIFT là chìa khóa khi tập luyện wingover

Chúng ta phải nói đi nói lại nhưng wingover là gốc gác cơ bản của acro. “OK,” phi công XC có thể sẽ nghĩ, “Tôi không bay acro, thế cần gì quan tâm?”

Bởi vì wingover là động tác duy nhất cho phép phi công tập đủ ba trục tọa độ: lắc ngang, lắc dọc, chéo (pitch, roll, yaw). Và bởi vì tập những bài này giúp phi công nâng cao kỹ năng và bay an toàn hơn.

Sau đây là 10 lời khuyên của tôi để wingover tốt hơn.

1 Weightshift là chìa khóa. Điều này đã được dạy từ đầu, nhưng hầu như các phi công đều quên mất weightshift. Weightshift là một trong những kỹ năng hiệu quả nhất bạn có thể sử dụng trên dù lượn, đặc biệt là khi wingover. Tại sao? Khi làm wingover bạn cần tốc độ. Khi cần tốc độ thì dùng phanh không hợp lý, vậy là chỉnh còn weightshift. Ý tôi là dùng cả cơ thể, không chỉ chân của bạn. Phần lớn trọng lượng cơ thể của bạn là ở trên thắt lưng, vậy hãy dùng thôi!

2. Luyện thời điểm trước biên độ. Điều quan trọng nhất là thời điểm: với việc căn đúng thời điểm, bạn có thể lên thật cao với thật ít phanh. Điều quan trọng ở wingover là giữ đều năng lượng. Một cú wingover hoàn hảo chứa đầy năng lượng. Vậy hãy tập trung vào timing trước. Điều bạn cảm thấy dưới cánh dù phải thật nhuần nhuyễn. Nếu không thì bạn đang làm sai. Hãy tập trước với biên độ thấp nhưng nhuần nhuyễn. Sau khi nắm được, mọi thứ sẽ tự nhiên mà tới.

3. Sớm còn hơn muộn. Nghĩ về nó, ghi nhớ nó, bay với nó. Thà sớm hơn còn hơn là quá muộn. Tốc độ thường tương đương với an toàn trong dù lượn, vậy nếu bạn có suy nghĩ gì về timing, hãy kéo sớm hơn là bạn cần. Sau đó nếu bạn thấy quá sớm, lần sau hãy chậm hơn một chút. Nếu bạn quá chậm, bạn sẽ trải nghiệm một pha rơi không trọng lực và nó không vui tí nào. Cánh dù sẽ rất mềm khi bạn kéo phanh, nhưng đừng băn khoăn - đó là thứ tốt đẹp duy nhất trong tình huống này.

4. Tập luyện trên mặt đất. Tập luyện các hành động trên mặt đất là cách tốt nhất để có cảm nhận nhuần nhuyễn và thời điểm chuẩn xác khi bay. Nếu bạn chọn đúng thời điểm, cú wingover của bạn cũng sẽ đúng. Tập trên mặt đất trước để ghi nhớ trong tiềm thức và nó sẽ giúp bạn sau này.

5. Từ từ mà tập. Tập từng động tác thật đúng, thật từ từ. Tôi không nói là dành 10 giây giữa mỗi hành động, mà hãy thực hiện các hành động mà không có sai sót gì. Quy trình sẽ như này: weightshift; phanh trong; phanh ngoài; cao tay; weightshift … và tiếp tục. Dành thời gian để tập từng hành động này thật kỹ.

6. Phanh ngoài. Đây là ác mộng của các phi công khi tập luyện wingover. Vì sao nó lại quan trọng? Không vui tí nào khi ăn collapse 40% khi đang lộn phía trên dù bạn, và thậm chí ít hơn khi bạn không đủ năng lượng. Do vậy hãy tập trung vào việc sử dụng phanh ngoài. Thông thường chúng tôi sẽ bảo bạn phanh cho tới khi cảm thấy áp lực của mép sau vòm dù. Điều mà phần lớn phi công không nhận ra là bạn càng văng cao, bạn càng phải phanh sâu hơn để tới điểm áp lực này. Khi tập trên một cánh dù lớn đôi khi hai tay bạn sẽ kéo cùng một cữ. Và nếu bạn nghĩ rằng tay bạn rất thấp rồi nhưng vẫn chưa cảm thận được áp lực thì có nghĩa là bạn vẫn chưa kéo đủ đâu, kéo thêm đi.

7. Khi bị collapse, hãy tiếp tục thực hiện. Ví dụ bạn wingover sang phải và gặp collapse trái, hãy cứ weightshift sang phải và tiếp tục kéo phải. Dù sẽ phục hồi lại và bạn sẽ giảm thiểu khả năng bị cravat và autorotation. Thêm nữa, bạn tránh được tình huống không mong muốn khi dù collapse và bạn bị văng sang bên không có áp lực.

8. Cao tay. Đây là điều quan trọng thứ hai trong wingover chỉ sau weightshift. Bước giơ cao tay của bạn là khi dù lấy năng lượng cho cú wingover tiếp theo. Điều này rất quan trọng và bạn phải nhớ giơ hết tay lên lúc này. Trong một cú wingover hoàn hảo bạn sẽ có hai tay cùng kéo xuống (một phanh trong, một phanh ngoài) và bạn ở trên dù của mình: đây là lúc bạn cao tay lên và lấy năng lượng cho lượt tiếp theo. Bạn sẽ thấy rằng hai điều quan trọng trong wingover đều không liên quan tới phanh. Một lẫn nữa, phanh là để phanh, còn ở đây bạn cần năng lượng và tốc độ.

9. Đừng dừng lại khi mạnh lên. Vì sao phi công lại ngưng sau vài lần? Tiếp tục nữa chứ! Bạn càng tập bạn sẽ càng hiểu hơn, do đó hãy tiếp tục tập. Khi cú wingover mạnh lên, hãy tiếp tục làm cho tới khi bạn nắm được cảm giác. Nó sẽ càng ngày càng dễ. Hãy tận hưởng!

10. Phi công acro. Wingover trên dù acro không hẳn là wingover. Nó giống như vào số trên xe tự động vậy. Bạn không làm, xe tự làm cho bạn. Dù acro rất nhanh và có nhiều áp lực nên làm wingover với chúng rất dễ. Vậy đừng nói là bạn đã làm chủ được chúng, hãy lấy chiếc dù to của bạn mình và chúng ta cùng tập wingover nhé. Bạn sẽ thấy nó rất khác, nhưng vui hơn nhiều.

Cuối cùng, một lời khuyên chuyên nghiệp: aspect ratio của dù càng cao bạn càng có nhiều áp lực. Không gì vui bằng làm wingover trên dù CCC, nó thực sự là điên rồ.


[Original English]

THEO DE BLIC: TRAINING WINGOVERS

PHOTO: THÉO DE BLIC

Cross Country Magazine Issue 197


WEIGHTSHIFT is key in training wingovers

We say it again and again but wingovers are the foundation of acro. “OK,” XC pilots might think, “I don’t fly acro, so why bother?”

Because wingovers are the only move that allow pilots to train all three axes: pitch, roll and yaw (spin). And because training them helps pilots improve their skills and feel safer.

Here are my top 10 tips to improve your wingovers.

1 Weightshift is key. We say it from school, but still most pilots totally forget about weightshift. Weightshift is one of the most efficient actions you can do on a paraglider, particularly during wingovers. Why? During a wingover what you need is speed. When you need speed braking does not help, so that means weightshifting. I mean the whole body, not just your legs. Most of your bodyweight is above your waist, so use it!

2. Train timing before amplitude. The most important part is timing: with perfect timing you can get really high with really little brake. What’s important in a wingover is constant energy. A perfect wingover is full of energy. So focus on your timing first. What you feel under your wing needs to be fluid. If it is not, then you are doing it wrong. So train first with low amplitude but a lot of fluidity. Once you get that the rest will follow.

3. Better early than too late. Think it, memorise it, fly it. It is better to be too early than too late. Speed usually equals security in paragliding, so if you have any doubts on your timing just pull earlier than you think you need. Then if you see it was too early next time just wait a little more. If you are too late you will experience this really unpleasant weightless phase and this is not fun. A canopy is pretty soft when you touch it while flying, but don’t get confused – that’s the only good fact about the situation.

4. Practise on the ground. Practising the movement on the ground is the best way to get the smooth rhythm and timing right in the air. If your timing is right your wingovers will be as well. Practise it on the ground: it creates muscle memory and it helps you later on.

5. Take your time. Take time to do every action the right way. I do not mean take 10 seconds between each action, but rather execute each move fully without neglecting anything. It is supposed to be like this: weightshift; inside brake; outside brake; hands up; weightshift … and so on. Take the time to execute every action and it should be all right.

6. The outside brake. Oh dear, the nightmare of every pilot training wingovers. Why is it so important? It is never fun to get a 40% collapse while above your wing, and even less when you have no energy. So please focus on the outside brake. Usually we say that you have to brake until you feel the pressure of your trailing edge in the brakes once more. What most pilots don’t realise is that the higher you get the more you have to brake to find this pressure. It is actually possible on a big wing during a perfect wingover to have both your hands at the same level, no joke. And if you are thinking your hand is already pretty low but you still don’t feel any pressure it means you are not low enough, so pull it down.

7. When you get a collapse just keep the turn going. For example, you wingover to the right and you got a collapse to the left then just keep your weightshift to the right and keep turning to the right. The glider will re-open and you limit the risks of cravats and autorotation. Also, you avoid the unpleasant situation where your glider collapses and sends you to the other side without energy.

8. Hands up. This is the second most important thing in a wingover after weightshift. The phase where you are hands-up is when you will gather energy for the next wingover. This is really important and you need to really take care to be hands-up at this point. In a perfect wingover you have both your hands down (one for the inside and one for the outside) and you are above your wing: that’s when you put hands up and gather energy for the next turn. You will notice that the two most important things in a wingover do not involve the brakes. Once again, the brakes are for braking while here you need energy and speed.

9 Do not always stop when it gets bigger. Why do pilots stop after a few? Keep going! Keep practising. The more you do the better you are going to get, so just keep sending it. When they get big, just keep doing them so you get the feeling. They just get easier and easier. So enjoy!

10. Acro pilots. Wingovers on an acro glider are not really wingovers. It is like changing gear in an automatic car. You are not doing it, the car is doing it for you. Acro gliders are so fast and have so much pressure that doing wingovers with them is easy. So stop saying you have mastered them and take that big glider off this friend we all have and go train those wingovers for real. You will see it is different, but it is much more fun.

Finally, a pro tip: the higher the aspect ratio the more pleasure you will get. There is nothing like doing wingovers on a CCC wing, it’s just pure insanity.

bottom of page